SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THIẾT LẬP THỊ TRƢỜNG NÔNG SẢN HÀNG HOÁ GIAO SAU Ở NƢỚC TA

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 79)

- Nội địa Xuất khẩu

2.5. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THIẾT LẬP THỊ TRƢỜNG NÔNG SẢN HÀNG HOÁ GIAO SAU Ở NƢỚC TA

Cải tạo và xây dựng mới hệ thống kho bảo quản, nâng công suất kho chứa đáp ứng nhu cầu bảo quản hàng nông sản gắn với vùng nguyên liệu.

Từng bƣớc xây dựng hệ thống kho ở cửa khẩu, tại các chợ mậu biên; tại các cảng biển nhƣ Hải phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam; tại các cảng hàng khôngnhƣ Sân bay Tân sơn Nhất, Nội Bài phục vụ cho việc xuất nhập khẩu nông lâm sản.

- Phát triển hệ thống thông tin thị trƣờng nông sản

Tăng cƣờng việc theo dõi, nghiên cứu thị trƣờng quốc tế, thông tin kịp thời cung cấp cho các doanh nghiệp và nông dân.

Tăng cƣờng bộ phận theo dõi thị trƣờng chịu trách nhiệm nghiên cứu, cung cấp các thông tin về giá cả, thị trƣờng hàng nông, lâm sản trong cả nƣớc và quốc tế.

Sử dụng các phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo, đài, ti vi, mạng truyền thông…) thông tin cho ngƣời sản xuất nắm đƣợc tình hình cung, cầu, giá cả của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc đối với hàng nông, lâm sản để họ tự quyết định về quy mô sản xuất, chất lƣợng sản phẩm.

Duy trì và phát triển trang Web về nông, lâm sản và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông lâm sản Việt nam để giới thiệu hàng trong và ngoài nƣớc 2,34 .

2.5. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THIẾT LẬP THỊ TRƢỜNG NÔNG SẢN HÀNG HOÁ GIAO SAU Ở NƢỚC TA SẢN HÀNG HOÁ GIAO SAU Ở NƢỚC TA

Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp (chiếm gần 80% dân số) điều kiện tự nhiên nhƣ khí hậu, thổ nhƣỡng rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hiện nay trị giá của các mặt hàng nông nghiệp chiếm một tỷ trọng còn rất cao. Một số hàng nông sản xuất khẩu

của ta nhƣ gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su, hạt điều, rau quả... chiếm một thị phần lớn trên thị trƣờng khu vực và thế giới. Tuy nhiên do nhiều mặt còn hạn chế, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch; Cho nên trong thời gian vừa qua việc sản xuất, xuất khẩu nông sản của ta chƣa đạt hiệu quả cao, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có của nó .

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hạn chế nêu trên là do việc thị trƣờng tiêu thụ không ổn định, thậm chí nhiều lúc, nhiều nơi các nông sản của ngƣời nông dân làm ra không tiêu thụ đƣợc. Điều đó đã làm cho ngƣời sản xuất nông nghiệp thƣờng gặp rủi ro và bị động, thiếu vốn để đầu tƣ, không khuyến khích đƣợc ngƣời nông dân mở mang sản xuất, dẫn đến các tình trạng bỏ ruộng, bỏ vƣờn không tận dụng đƣợc nguồn nhân lực và tài nguyên của đất nƣớc. Việc tiêu thụ nông sản và vốn đầu tƣ cho nông nghiệp - nông thôn đã và đang là một vấn đề kinh tế trọng tâm hiện nay của đất nƣớc.

Các nhà kinh doanh xuất khẩu nông sản lại thƣờng bị động về thời gian và khối lƣợng, chất lƣợng, giá cả, nên bỏ bỏ lỡ nhiều cơ hội xuất khẩu, dẫn đến hiệu quả xuất khẩu chƣa cao. Thị trƣờng diễn biến phức tạp, Nhà nƣớc không nắm bắt đƣợc một cách kịp thời và chính xác do đó chƣa có các giải pháp phòng ngừa hợp lý hạn chế các biến động bất lợi cho nền kinh tế, chƣa thể hiện đƣợc một cách hiệu quả của vai trò quản lý Nhà nƣớc đối với thị trƣờng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Thị trƣờng hàng hoá giao sau là một trong nhũng công cụ thích hợp để khắc phục các nguyên nhân và các hạn chế nêu trên, là một yếu tố quan trọng và cần thiết đối với Nhà nƣớc, đối với doanh nghiệp và đặc biệt là đối với nông dân.

Trƣớc hết đối với Nhà nƣớc; thông qua sở giao dịch nông sản của thị trƣờng hàng hoá giao sau, Nhà nƣớc nắm đƣợc các diễn biến của thị trƣờng, từ đó có thể dự đoán đƣợc chiều hƣớng phát triển trong tƣơng lai của nền kinh

tế, định ra các giải pháp phòng ngừa thích hợp, hạn chế các diễn biến bất lợi cho nền kinh tế, tránh đƣợc các cú sốc do thị trƣờng gây ra. Thị trƣờng nông sản giao sau là một thị trƣờng có tổ chức cho nên thông qua các sở giao dịch của thị trƣờng Nhà nƣớc thể hiện vai trò quản lý của mình đối với thị trƣờng nhƣ ở các nƣớc phát triển.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản từ chỗ nắm trƣớc đƣợc nguồn hàng về số lƣợng, chất lƣợng giá cả nên chủ động trong việc tìm các đối tác nƣớc ngoài tiến hành ký kết các hợp đồng xuất khẩu. Hơn nữa, các nhà xuất khẩu nông sản không phải tiến hành tổ chức công việc mua gom cho nên giảm đƣợc thời gian và tiền bạc làm cho giá thành đầu vào giảm xuống góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế và từ đó hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sẽ cao hơn, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng lên. Đối với các nhà chế biến xuất khẩu cũng chủ động trong việc tìm nguyên liệu đầu vào do đó sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Với bản chất và nội dung kinh tế chủ yếu là san sẻ mọi rủi ro có thể xảy ra, là chuyển rủi ro về giá từ ngƣời sản xuất sang các nhà kinh doanh chuyên nghiệp, vì vậy đối với ngƣời nông dân, các chủ trang trại thì thị trƣờng nông sản giao sau rõ ràng có vai trò quan trọng. Khi có một hợp đồng trong tay với số lƣợng, chất lƣợng, giá cả và thời gian giao hàng đã biết trƣớc, tức là đã nắm chắc đầu ra của sản phẩm, ngƣời nông dân có thể vạch kế hoạch sản xuất, tiến hành huy động vốn, mua sắm vật tƣ, mở rộng diện tích canh tác tiến hành áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lƣợng. Đó là một yếu tố quan trọng để nâng cao khối lƣợng các nông sản hàng hoá của Việt Nam, tận dụng đƣợc một cách hợp lý nguồn tài nguyên và nhân lực.

Việc đáp ứng yêu cầu chất lƣợng của Hợp đồng nông sản giao sau có tác dụng khuyến khích ngƣời nông dân mạnh dạn đầu tƣ cho sản xuất, đổi mới phƣơng thức sản xuất để tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn có chất lƣợng cao

đáp ứng các yêu cầu về mặt môi trƣờng (sản phẩm sạch), đây là một vấn đề ngƣời nông dân ở nƣớc ta trƣớc đây không giám làm vì khó cạnh tranh về giá cả so với các sản phẩm cùng loại khác, nhất trên thị trƣờng nội địa. Từ nay do biết trƣớc đƣợc giá cả của các sản phẩm "sạch" ngƣời sản xuất sẵn sàng đầu tƣ để sản xuất ra các sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lƣợng và tiêu chuẩn môi trƣờng. Điều này góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng mà hiện nay đang là một vấn đề nổi cộm ở nƣớc ta.

Hơn nữa, khi bƣớc vào hội nhập thì thị trƣờng hàng hoá nông sản giao sau lại là cách thức tốt để tổ chức sản xuất lƣu thông theo những yêu cầu thị trƣờng đòi hỏi chất lƣợng cao của các nƣớc phát triển nhƣ EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản... Các sản phẩm có chất lƣợng cao sẽ tạo điều kiện để nông sản Việt Nam đủ sức thâm nhập và cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.

Việc ngƣời dân mạnh dạn vay vốn, mua vật tƣ nông nghiệp khi sở hữu hợp đồng, có tác dụng kích cầu đối với thị thị trƣờng vốn, thị trƣờng tƣ liệu sản xuất. Hơn nữa, nếu nông dân tiêu thụ đƣợc sản phẩm, họ sẽ có điều kiện để mua sắm các sản phẩm tiêu dùng, với một tỷ lệ dân số nông thôn nhƣ hiện nay sẽ là một động lực rất lớn cho việc kích cầu về tiêu dùng. Kích cầu về tƣ liệu sản xuất và tiêu dùng là một trong những vấn đề mà chúng ta đang tập trung giải quyết hiện nay .

Công cuộc đổi mới nền kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua một mặt đã tạo ra một khối lƣợng các sản phẩm nông sản chƣa tùng có từ trƣớc tới nay, mặt khác đã tạo ra cho chúng ta một cách tƣ duy kinh tế mới, phù hợp với những quy luật khách quan của nền kinh tế thị trƣờng, tạo ra một đội ngũ các doanh nghiệp có đủ khả năng và trình độ để tham gia vào thị trƣờng hàng hoá nông sản giao sau của Việt Nam. Ở nƣớc ngoài, loại hình thị trƣờng này đã đƣợc hình thành từ lâu và đã đƣợc áp dụng đối với hầu hết các loại nông sản , vì vậy chúng ta có thể tham khảo, học hỏi những kinh nghiệm quý báu

nhằm xây dựng thành công thị trƣờng hàng hoá giao sau, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)