THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN.

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 66)

- Nội địa Xuất khẩu

2.3. THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN.

XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN.

Trong quá trình đổi mới (từ năm 1986), nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã đạt đƣợc thành tựu đáng kể trong sản xuất nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo, góp phần quan trọng vào ổn định tình hình kinh tế, xã hội, đƣa đất nƣớc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và phát triển. Cải cách về luật pháp chính sách của Chính phủ đƣợc coi là có vai trò đóng góp quan trọng hàng đầu cho thành lựu này.

Nông nghiệp và nông thôn luôn là khu vực quan tâm hàng đầu của Chính phủ. Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp (phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, đất đai...), Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triến sản xuất:

An ninh lƣơng thực quốc gia, tập trung chủ yếu là lúa gạo là mục tiêu quan tâm hàng đầu của Chính phủ: Nhà nƣớc đã quan tâm đầu tƣ hệ thống thuỷ lợi (tƣới, tiêu) cho các vùng trồng lúa. Đến nay, khoảng 80% diện tích lúa đƣợc chủ động tƣới tiêu. Việt Nam cũng là nƣớc đƣợc thế giới công nhận là có thành tựu trong sản xuất lúa nhờ những cải cách trong khâu giống, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, phân bón ...

Nhà nƣớc quan tâm đến công tác khoa học kỹ thuật, khuyến nông và đã đạt đƣợc kết quả nhất định tăng năng suất và sản lƣợng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, nhìn chung, các chính sách trong thập niên 90 tập trung chủ yếu vào tăng trƣởng sản lƣợng nhằm thoả mãn nhu cầu trong nƣớc, thay thế hàng nhập khẩu.

Từ cuối thập niên 80, nền kinh tế "nhiều thành phần" đã đƣợc pháp luật công nhận, tạo động lực mới cho mọi thành phần kinh tế phát triển, nhất là khu vực tƣ nhân.

Gần đây nhất, luật doanh nghiệp đƣợc coi là đòn bẩy quan trọng thứ 2 (sau khoán 10 trong nông nghiệp) đã thay đổi từ chế độ cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp sang đãng ký thành lập doanh nghiệp là bƣớc đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp, nông thôn.

Những cải cách chính sách lớn trong nông nghiệp:

Chính sách khoán 10 (tháng 4 năm 1988) với việc công nhận hộ gia đình là đơn vị sản xuất tự chủ là động lực mạnh nhất giải phóng sức sản xuất, khuyến khích nông dân yên tâm đầu tƣ sức ngƣời, sức của vào phát triển sản xuất. Kết quả là từ một nƣớc thiếu đói lƣơng thực thực phẩm triển miên, Việt Nam đã trở thành nƣớc xuất khấu gạo (năm 1989) và nhiều nông sản khác.

Luật đất đai năm 1993 trao quyền sử dụng đất cho nông dân (giao đất, giao rừng) đƣợc nông dân hết sức hoan nghênh, tạo động lực lớn trong phát triển sản xuất. Với các lần sửa đổi năm 2001 và năm 2003, luật đã tạo hành lang pháp lý ngày càng thông thoáng (nới rộng các quyền sử dụng đất nhƣ chuyển nhƣợng, cho thuê, cầm cố, thế chấp...), tạo điều kiện cho việc tập trung tích tụ đất cho sản xuất trang trại, sản xuất quy mô lớn.

Từ 1989 chấp nhận sản xuất hàng hóa, bỏ chế độ thu mua và cung cấp lƣơng thực thực phẩm; từng bƣớc tự do hóa giá cả, tự do hóa lƣu thông và

kinh doanh đã mở ra điều kiện mới cho nông nghiệp phát triển theo nguyên tắc kinh tế thị trƣờng.

Năm 2000, đã có sự điều chỉnh trong chính sách phát triển sản xuất theo nhu cầu thị trƣờng. Nghị quyết 09 của Chính phủ về một số chủ trƣơng và chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm đã đƣợc ban hành. Chất lƣợng nông sản đƣợc nâng cao thông qua chƣơng trình nâng cấp giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ sinh học, khuyến nông.

Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về Kinh tế trang trại đã ban hành các chính sách ƣu đãi khuyến khích và tạo thuận lợi cho sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Trong lƣu thông và tiêu thụ nông sản cũng có những tiến bộ đáng kể trong hệ thống chính sách. Trƣớc thời kỳ đổi mới, chính sách cấm chợ ngăn sông là cản trở lớn nhất đối với lƣu thông hàng hoá giữa các vùng. Nông sản làm ra chủ yếu bán cho Nhà nƣớc (thuế nông nghiệp, trả vật tƣ). Cải cách cơ bản đạt đƣợc trong lƣu thông là: Tự do hoá lƣu thông hàng hoá trong nƣớc; Nông dân tự quyết định phƣơng án sản xuất và tiêu thụ nông sản trên cơ sở giá cả thị trƣờng: khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lƣu thông hàng hoá nông sản, nhất là thành phần tƣ nhân. Đến nay, chính thành phần kinh tế này đã tham gia 70-80% thị phần bán buôn, 80 - 90% thị phần bán lẻ nhiều loại nông sản hàng hoá lƣu thông trong nƣớc (rau quả, thịt lợn, lúa gạo...) 5, 23 . Đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Thành phần tƣ nhân cũng chiếm vai trò ngày càng tăng trong việc cung ứng chân hàng và trực tiếp xuất khẩu.

Về xuất nhập khẩu, các chính sách đƣợc cải cách theo hƣớng chuyển từ bảo hộ trong nƣớc sang khuyến khích xuất khẩu. Bỏ các hạn chế hạn ngạch, đầu mối xuất khẩu đối với các mặt hàng trọng yếu nhƣ gạo, đƣờng, phân bón, cà phê (Năm 1996 bỏ đầu mối xuất khẩu cà phê, năm 1998 bỏ đầu mối xuất nhập khẩu, năm 2001 bỏ hạn ngạch xuất khẩu đối với gạo và bỏ hạn ngạch

nhập khẩu đối với phân bón). Khuyến khích xuất khẩu bằng các biện pháp nhƣ thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu (1998), Quỹ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu (2000) 5, 17 .

Quyết định 46 của Thủ tƣớng Chính phủ về biện pháp quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá là bƣớc tiến quan trọng trong cải cách chính sách thƣơng mại, đã giảm tối đa các biện pháp phi thuế. Trừ một vài mặt hàng hiện nay còn áp dụng hạn ngạch, giấy phép (nhập khẩu đƣờng), quản lý XNK hàng hoá chủ yếu dựa vào thuế và tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy định của WTO.

Để giúp cho nông dân yên tâm sản xuất, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến, năm 2003 Chính phủ đã ban hành Quyết Định số 80/CP về một số chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Tuy còn nhiều hạn chế nhƣng chính sách này đã bƣớc đầu phát huy tác dụng ở nhiều địa phƣơng.

Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam cũng đang soạn thảo trình Quốc hội ban hành nhiều luật lệ, chính sách mới cho phù hợp với thông lệ quốc tế (Nghị định của Chính phủ về quy chế tối huệ quốc MFN, đãi ngộ quốc gia (NT), chống bán phá giá, chống độc quyền ...).

Nhiều nhận định của chuyên gia trong nƣớc và quốc tế cho rằng các chính sách mới đã đóng góp khoảng 50% trong thành tựu của nền kinh tế nói chung và cho nông nghiệp nói riêng.

Tuy nhiên, hệ thống chính sách của Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng vẫn còn rất nhiều bất cập, cụ thể là:

- Việc ban hành chính sách thiếu sự đồng bộ, không có lính chiến lƣợc mà thƣờng mang tính giải quyết tình thế, không có tính lƣờng trƣớc và tính rõ ràng minh bạch.

- Ban hành nhiều chính sách nhƣng không cụ thể hoá, mức độ phát huy hiệu lực còn rất hạn chế do không đủ các nguồn lực về tài chính, trình độ quản

lý, thủ tục hành chính rƣờm rà, khó vận dụng. (Ví dụ: Quyết định của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại chƣa phát huy nhiều tác dụng do các chính sách không rõ ràng, cụ thể. Nghị quyết 09/CP của Chính phủ về một số chủ tr- ƣơng và chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩrn không có hƣớng dẫn và chính sách cụ thể; Quyết định 80/CP của Thủ tƣớng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng chƣa cụ thể hoá chế tài xử phạt các trƣờng hợp vi phạm hợp đồng nên khi triển khai còn gặp rất nhiều lúng túng, hiệu lực không cao). Nhiều khi, các quy định, chính sách còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau và thƣờng không có sự tổng kết, đánh giá để rút ra những ƣu điểm, khuyết điểm của mỗi chế độ, chính sách đã đƣợc ban hành.

- Quá trình xây dựng và thực thi chính sách chƣa quan tâm đúng mức đến việc lấy ý kiến rộng rãi của các thành phần kinh tế khác nên các doanh nghiệp Nhà nƣớc thƣờng đƣợc hƣởng lợi nhiều hơn. Tƣ tƣởng của các cơ quan thực thi chính sách cũng muốn tạo sự an toàn cho mình nên thƣờng ƣu tiên cho khu vực Nhà nƣớc. Vì vậy, chƣa thực sự có "sân chơi bình đẳng" trong môi trƣờng kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế.

- Đối với thị trƣờng trong nƣớc,vẫn quan tâm nhiều đến các chính sách thúc đẩy sản xuất mà chƣa quan tâm đúng mức đến vấn đề tiêu thụ nông sản (quản lý tiêu chuẩn chất lƣợng,vệ sinh an toàn thực phẩm, chính sách khuyến khích phát triển hệ thống bán buôn nông sản chƣa đƣợc đầu tƣ thoả đáng...). Vấn đề khó nhất là làm sao khắc phục đƣợc tình trạng manh mún trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lƣợng nông sản, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng. Đến nay vẫn chƣa tìm ra chính sách nào để tạo động lực đột phá giải quyết vấn đề này giống nhƣ chính sách khoán 10 trong nông nghiệp.

- Các chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu (thuế nhập khẩu, quản lý xuất nhập khẩu...) vẫn dựa vào mục tiêu thay thế hàng nhập khẩu, chƣa khuyến khích các ngành có lợi thế so sánh để đẩy mạnh xuất khẩu.

- Những cải cách trong nƣớc về tổ chức, bộ máy quản lý Nhà nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của quá trình đổi mới đất nƣớc và quá trình hội nhập. (ví dụ: Hệ thống quản lý chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi... phân tán về đầu mối, năng lực chuyên môn và cơ sở vật chất yết kém. Bộ Thƣơng mại vừa mới đƣợc giao nhiệm vụ thành lập cơ quan phụ trách về chống bán phá giá, chống độc quyền... nhƣng chƣa triển khai cụ thể. Các bộ chuyên ngành thiếu thông tin kịp thời về tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá...).

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)