Những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp thời gian qua.

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 48)

(1). Về sản xuất nông lâm nghiệp

Sản xuất nông lâm nghiệp thời gian qua đã đạt đƣợc sự tăng trƣởng, phát triển liên tục và bền vững. Tốc độ tăng bình quân 4,5%/năm trong suốt giai đoạn từ 1990 đến 2002, sản xuất đã chuyển mạnh theo cơ chế thị trƣờng và hƣớng về xuất khẩu. Nổi bật nhất là sản xuất lúa gạo, tăng bình quân 4,9%/năm, tƣơng đƣơng gần 1,3 triệu tấn/năm, năm 2002 sản lƣợng tăng gần 2 lần so với năm 1990. Cà phê tăng 20 lần, cao su tăng 2,5 lần, chè 1,8 lần, điều 4 lần so với năm 1990. Về chăn nuôi năm 2002 so với năm 1990 thì đàn bò tăng 30%, lợn tăng 2 lần, đàn gia cầm tăng 2,17 lần .v.v. Sản xuất nông nghiệp ở hầu hết các vùng trong nƣớc đã có nhiều biến chuyển rõ rệt.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn đã từng bƣớc đổi mới theo hƣớng hiệu quả hơn. Sự chuyển dịch cơ cấu trong thời gian qua đã từng bƣớc phát huy đƣợc thế mạnh của từng vùng, gắn kết hơn với thị trƣờng tiêu thụ nông sản. Tỷ trọng cây công nghiệp, rau, hoa và cây ăn qủa đã tăng từ 30,6% năm 1999 lên 35,0% năm 2000. Tỷ trọng sản xuất chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 17,9% năm 1990 lên 21,2% năm 2002. Đã hình thành đƣợc nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung qui mô lớn nhƣ: cà phê ở Tây Nguyên; lúa gạo ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng băng sông Cửu long (ĐBSCL); chè ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và Lâm Đồng; cao su ở Đông Nam Bộ, ngô ở trung du miền núi phía Bắc,

Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên; mía đƣờng ở Bắc Trung Bộ; duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, ĐBSCL 14, tr.33-40 .

(2). Về công nghiệp chế biến

Công nghiệp chế biến nông lâm sảnđã đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển, năng lực chế biến tăng mạnh trong các lĩnh vực sản xuất lƣơng thực, rau qủa, mía đƣờng, lâm sản. Góp phần chủ yếu giảm tổn thất sau thu hoạch đối với lúa gạo từ 15 – 16% xuống còn 9,0% và rau quả xuống dƣới 10%, nâng cao giá trị tăng thêm cho mỗi đơn vị sản phẩm và hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp.

Chế biến gạo: trên 80% tổng lƣợng thóc của Việt Nam đƣợc xay xát bởi các cơ sở chế biến nhỏ của tƣ nhân. Tuy nhiên do không đƣợc trang bị đồng bộ nhƣ sân phơi, lò sấy, kho tàng và chủ yếu xay gia công nên chất lƣợng lúa gạo thƣờng không đảm bảo, độ ẩm cao, hao hụt lớn, gây mốc sau một thời gian ngắn. Các nhà máy lớn quốc doanh chủ yếu mua gạo xay rồi về xát, đánh bóng để xuất khẩu.

Chế biến các sản phẩm sau gạo: nhìn chung tỷ lệ các sản phẩm chế biến từ gạo của Việt Nam còn thấp, chế biến bằng phƣơng pháp thủ công và bán thủ công chủ yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Chế biến cà phê: còn nhiều bất cập, chất lƣợng sản phẩm chƣa cao và tỷ lệ hao hụt lớn (10%). Chƣa có các công nghệ chế biến hiện đại nên một mặt chỉ xuất khẩu sản phẩm sơ chế, mặt khác phải nhập khẩu sản phẩm chất lƣợng cao.

Chế biến rau quả: Tính đến năm 2001, Việt Nam đã có 17 nhà máy và 48 cơ sở chế biến rau quả. Hiện tại, tổng công suất chế biến của cả nƣớc là trên 200.000 tấn/năm.

Chế biến mủ cao su: Tổng công suất chế biến của toàn ngành cao su Việt Nam cũng lên lới khoảng 290.000 tấn/năm, tăng 70% so với năm 1998,

nhìn chung đã đáp ứng đƣợc nhu cầu chế biến mủ hiện nay. Tuy nhiên, một hạn chế trong công nghiệp chế biến là cơ cấu chủng loại cao su chƣa đa dạng, chủ yếu là SVR. 3L. Loại cao su này chỉ phù hợp với thị trƣờng Trung Quốc, khó tiêu thụ đƣợc ở các thị trƣờng nhƣ Mỹ và Nhật.

Chất lƣợng thịt và các sản phẩm thịt thấp không chí do nhà sản xuất mà còn do công nghệ thiết bị giết mổ và chế biến, phƣơng tiện lƣu kho lạc hậu, điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Hiện nay chỉ có vài cơ sở đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ cho xuất khẩu 14, tr. 41- 44 .

(3). Về cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn

Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn: đến năm 2001 cả nƣớc có 5700 km đê sông và 2000 km đê biển. Năng lực tƣới là 7,6 triệu ha và tiêu là 1,5 triệu ha. Hiện nay, nông dân Việt Nam đang sở hữu một khối lƣợng máy móc thiết bị với tổng công suất là 6 liệu mã lực, bao gồm 39 ngàn máy kéo lớn, 106 ngàn máy kéo nhỏ, l8 ngàn động cơ điện,... Có trên 83% số hộ nông dân nông thôn đƣợc dùng điện lƣới; 95% số xã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã; 99% số xã có trƣờng tiểu học; và 50% số dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch (hàng năm tăng 4%, tƣơng ứng với 2,6 triệu ngƣời).

Các ngành nghề nông thôn từng bƣớc đƣợc phục hồi và phát triển đã tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho dân cƣ. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần, chiếm trên 30% trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Đời sống đại bộ phận nông dân đƣợc nâng cao. Tỷ lệ hộ giàu tăng từ 8% năm 1990 đến 20% năm 1999. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 29% năm 1993 xuống còn 14,5% năm 2002, bình quân mỗi năm giảm đƣợc 1% hộ nghèo đói 9, 20 .

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)