Về quản lý thị trƣờng hàng hoá giao sau

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 42)

Để thị trƣờng hàng hoá giao sau phát huy các chức năng của nó, cần phải nâng cao vai trò của công tác quản lý.

Ở Mỹ các giao dịch triển hạn có rất ít quy chế song đối với giao dịch kỳ hạn và tự chọn thì lại có quá nhiều quy chế, ở các cấp khác nhau cũng có những quy chế cụ thể khác nhau. Hơn nữa các quy chế đƣợc tiến hành bổ sung và sửa đổi một cách thƣờng xuyên để phù hợp với yêu cầu thực tế của việc kinh doanh 18, 79 .

Cụ thể nhƣ thuộc cấp liên bang có Luật kỳ hạn bông năm 1941, Luật kỳ hạn ngũ cốc năm 1922, Luật về sở giao dịch hàng hoá năm 1936, Luật uỷ ban quản lý giao dịch hàng hoá năm 1974, Luật giao dịch kỳ hạn năm 1936 18, 121 .

Các cơ quan quản lý bao gồm Uỷ ban quản lý giao dịch hàng hoá (CFTC) là cơ quan cao nhất thuộc cấp Liên bang quản lý tất cả các thị trƣờng kỳ hạn ở Hoa Kỳ. Quyền hạn của CFTC là xét duyệt các loại hình và quy mô hợp đồng đối với từng loại hàng hoá, buộc các sở phải báo cáo công khai các thông tin về giá cả, số lƣợng hợp đồng tối đa do ngƣời sở hữu... cấp giấy phép cho các thành viên, xử lý các vi phạm, giải quyết khiếu nại, với mục đích là giám sát mọi giao dịch, nhằm hạn chế một cách cao nhất mọi hành vi làm lũng

đoạn thị trƣờng. Ngoài cấp Liên bang ở cấp Bang cũng có các quy định và quyền hạn nhất định về quản lý. Hơn nữa, thị trƣờng hàng hoá giao sau còn chịu sự quản lý của một cơ quan khác gọi là Hiệp hội kỳ hạn quốc gia (NFA) đây là một tổ chức hiệp hội gồm các cá nhân và các công ty, các hãng tham gia vào việc kinh doanh trên thị trƣờng hàng hoá giao sau. Nếu không phải là thành viên của Hiệp hội này thì thì không đƣợc tham gia vào kinh doanh trên thị trƣờng hàng hoá giao sau 18, 119 .

Ở Nhật cấp quản lý cao nhất là cấp Nhà nƣớc tƣơng tự nhƣ Uỷ ban quản lý quốc gia về giao dịch hàng hoá giao sau ở Mỹ. Cấp thấp hơn là các tỉnh thông thƣờng ở cấp này đƣợc chia ra làm ba loại: loại thứ nhất quản lý về giao dịch các hàng nông sản gọi là “Uỷ ban Nông lâm thuỷ sản phẩm”, loại thứ hai quản lý về giao dịch các hàng hoá thông thƣờng khác gọi là “Uỷ ban quản lý Thông sản tỉnh” và loại thứ ba quản lý về công cụ tài chính gọi là “Cục Chứng khoán đại tàng tỉnh”. Hội viên đƣợc chia ra làm hai loại, loại một là loại có thể tự mình tham gia giao dịch ở khung trƣờng (sàn giao dịch) và loại hai phải thông qua văn phòng môi giới rồi mới có thể tham gia vào việc kinh doanh trên thị trƣờng hàng hoá giao sau 15, 102 .

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)