Cơ chế buôn bán giao dịch trong thị trƣờng hàng hoá giao sau phụ thuộc vào tính phức tạp và trình độ phát triển của thị trƣờng từng nƣớc. Hiện nay trên thế giới có hai hình thức giao dịch phổ biến là giao dịch trực tiếp trên sàn hoặc thông qua thƣơng mại điện tử. Mỗi hình thức đều có các ƣu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy, cần hình thành cơ chế phù hợp nhằm đơn giản hoá việc gia nhập thị trƣờng nhƣng đảm bảo hiệu quả kinh doanh và tránh đƣợc rủi ro cao nhất. Ngoài ra cơ chế giao dịch còn phải kết hợp các loại hình giao dịch khác nhau nhƣ kỳ hạn, quyền chọn để tạo ra cơ hội mua bán cho khách hàng.
Cơ chế thanh toán là một nội dung quan trọng của giao dịch trên thị trƣờng hàng hoá giao sau. Một trong những phƣơng thức thanh toán phổ biến là thanh toán bù trừ. Trong phƣơng thức này sở giao dịch thông báo cho các
bên tham gia, xác nhận hàng hoá và giá cả. Hàng ngày, Phòng thanh toán bù trừ của sở khớp tất cả các khoản mua bán hàng ngày, sở đóng vai trò nhƣ là ngƣời mua đối với ngƣời bán và ngƣời bán đối với ngƣời mua. Đảm bảo an toàn cho các giao dịch và giảm thiểu tối đa những thất bại nếu có xuất hiện. Thất bại của thị trƣờng phụ thuộc vào khả năng tài chính của các đối tƣợng tham gia 21, 301 .
Sự thành công của thị trƣờng phụ thuộc rất lớn vào cơ chế giao dịch và thanh toán. Nếu một thị trƣờng có cơ chế buôn bán linh hoạt, khả năng chuyển đổi nhanh thì có sự thu hút rất lớn đối với các nhà bảo hiểm, các nhà kinh doanh rủi ro, những nhà môi giới và ngƣợc lại.