Tăng cường các mối liên kết, mở rộng giao dịch B2B

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 95)

- Nội địa Xuất khẩu

3.2.1.2. Tăng cường các mối liên kết, mở rộng giao dịch B2B

So với hình thức giao dịch giao ngay trực tiếp thì giao dịch B2B là hình thức có những đặc điểm ƣu việt hơn đối với việc hình thành và phát triển thị trƣờng hàng hoá nông sản giao sau. Hiện nay, ở nƣớc ta hình thức giao dịch này đã hình thành song còn sơ khai. Vì vậy để chuẩn bị cho sự ra đời và phát triển của thị trƣờng hàng hoá nông sản giao sau cần đẩy mạnh giao dịch B2B.

Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại, quan hệ thƣơng mại giữa các doanh nghiệp phải là quan hệ hợp đồng. Cùng với việc phát triển hệ thống doanh nghiệp thì giao dịch B2B ngày càng phát triển. Hơn nữa, với sự phát triển của công nghệ thông tin và thƣơng mại điện tử thì giao dịch B2B lại có cơ hội phát triển mạnh hơn và mở rộng cho đến với cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong nông nghiệp, có nhiều mặt hàng do đặc điểm sản xuất và tiêu thụ riêng của nó mà giao dịch hợp đồng chiếm tới xấp xỉ 100% sản lƣợng. Để thị trƣờng phát triển cân đối, ổn định thì phƣơng hƣớng chung là phải đẩy mạnh áp dụng giao dịch hợp đồng B2B từ hợp đồng thƣơng mại đến hợp đồng kinh tế, từ hợp đồng ngắn hạn đến hợp đồng trung hạn và dài hạn, áp dụng không chỉ cho các doanh nghiệp mà cho mọi thƣơng nhân, mọi chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hợp đồng B2B là loại giao dịch quan trọng, cần phát triển mạnh trong quan hệ giao dịch nông sản. Để cho các doanh nghiệp thực hiện tốt loại hình giao dịch này cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

(1). Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hợp đồng thương mại

Hợp đồng thƣơng mại cùng các hợp đồng kinh tế khác là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc thực hiện nghiêm túc các hợp đồng đã ký có vai trò cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Thực trạng kỷ luật hợp đồng lỏng lẻo, thực hiện thiếu nghiêm túc đòi hỏi phải

hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hợp đồng thƣơng mại. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành từ lâu nay đã bất cập. Nền kinh tế thị trƣờng mở cửa hội nhập đòi hỏi phải có pháp lệnh mới tạo cơ sở pháp lý cho hợp đồng thƣơng mại. Từ pháp lệnh mà xây dựng thể chế thực hiện, tiêu chuẩn hóa các hợp đồng thƣơng mại, bảo đảm pháp lý cho việc ký kết, thực hiện và xử lý vi phạm hoặc tranh chấp về hợp đồng. Khắc phục tình trạng ký rồi không thực hiện, vi phạm không bị xử lý, thiếu cơ chế xử lý tranh chấp làm cho hiệu lực hợp đồng yếu ớt.

(2). Tiêu chuẩn hóa chất lượng hàng hoá nông sản, kể cả bao bì, đóng gói hàng hoá

Để phát triển giao dịch hợp đồng thì chất lƣợng hàng hoá, tiêu chuẩn hóa chất lƣợng hàng hoá là yếu tố cơ bản của hợp đồng. Thực trạng nông sản Việt Nam chất lƣợng kém lại không đồng đều. Vì vậy cần có giải pháp nâng cao chất lƣợng, bảo đảm độ đồng đều trên cơ sở tiêu chuẩn hóa chất lƣợng hàng nông sản. Chất lƣợng yếu kém gây thiệt hại cho cả 2 phía: Ngƣời nông dân và doanh nghiệp thu mua. Chỉ có tiêu chuẩn hóa chất lƣợng thì hàng nông sản mới có cơ sở xây dựng thƣơng hiệu, tạo uy tín với khách hàng, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ.

Không chỉ quan tâm đến chất lƣợng hàng hoá mà còn phải coi trọng cả chất lƣợng bao bì, đóng gói. Bao bì đẹp, có đủ thông tin cần thiết về hàng hoá và chất lƣợng hàng hoá. Đóng gói phù hợp với nhu cầu mua sắm của ngƣời tiêu dùng, tiện lợi trong sử dụng hàng hoá.

(3). Sự tham gia của các tổ chức tài chính, tiền tệ

Hợp đồng B2B là quan hệ tay đôi giữa 2 doanh nghiệp nhƣng thực hiện hợp đồng là quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, quá trình đó không thể thiếu vai trò của các tổ chức tài chính, tiền tệ. Hợp đồng là bản khế ƣớc có cơ sở pháp lý nên mỗi bản hợp đồng có một giá trị nhất định

để tham gia giao dịch trên thị trƣờng tiền tệ, tín dụng. Ngƣợc lại sự tham gia của các tổ chức tài chính lại tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng B2B. Kinh nghiệm thành công của hợp đồng tiêu thụ mía tại Công ty Mía đƣờng Lam Sơn là ngân hàng căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ mía của nhà máy đối với hộ nông dân mà cấp tín dụng cho nông dân trồng và chăm sóc mía. Đồng thời nhà máy cam kết hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ khi thanh toán tiền bán mía cho hộ nông dân đã vay vốn ngân hàng. Từ đó ta thấy sự tham gia của tổ chức tài chính là sự bảo đảm cho giao dịch hợp đồng B2B đƣợc thực hiện trôi chảy và có cơ hội phát triển.

(4). Sử dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong giao dịch B2B

Giao dịch hợp đồng B2B là loại hình giao dịch có điều kiện áp dụng tốt nhất công nghệ thông tin và thƣơng mại điện tử trong điều kiện hiện nay của nƣớc ta. Tất nhiên để áp dụng thƣơng mại điện tử cần có luật giao dịch điện tử hoặc luật thƣơng mại điện tử tạo cơ sở pháp lý cho chữ ký điện tử, văn bản điện tử, hợp đồng điện tử và thanh toán điện tử. Quốc hội đã thành lập các tiểu ban soạn thảo các luật nêu trên. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và thƣơng mại điện tử thì giao dịch hợp đồng B2B càng có điều kiện phát triển.

Để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng giao dịch B2B có thể lập các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp về kỹ thuật, nghiệp vụ và pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng B2B.

(5). Xây dựng và phát triển liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI ).

Một trong những nét đặc trƣng của bức tranh kinh tế toàn cầu hiện nay là quá trình hội nhập quốc tế và sự bành trƣớng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia (TNC). Sự hiện diện tại nƣớc ngoài của các chi nhánh TNC đã

buộc các doanh nghiệp trong nƣớc, dù sản xuất để xuất khẩu hay để phục vụ nhu cầu trong nƣớc theo hƣớng thay thế nhập khẩu phải coi thị trƣờng nội địa nhƣ là một bộ phận thống nhất của thị trƣờng thế giới. Vậy, việc xây dựng và tăng cƣờng liên kết với các chi nhánh nƣớc ngoài để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nƣớc và phát triển thị trƣờng nội địa ở các nƣớc đang phát triển nói chung và ở nƣớc ta nói riêng là giải pháp quan trọng trong giao dịch B2B, trong đó có các công ty đầu tƣ nƣớc ngoài FDI.

Các liên kết của doanh nghiệp địa phƣơng với các doanh nghiệp FDI là quan trọng đối với cả DN FDI lẫn các công ty trong nƣớc bởi các lý do chính sau:

Trƣớc hết các DN FDI, hầu hết phải mua một lƣợng lớn nguyên liệu đầu vào trong đó có nông sản hàng hoá của nông dân thông qua các công ty khác trong nƣớc. Bởi vì một trong những mục tiêu của FDI là khai thác nguồn nguyên liệu rẻ của nƣớc sở tại nhằm giảm chi phí sản xuất. Mặt khác, việc hợp đồng liên kết với các công ty của nƣớc sở tại cho phép công ty FDI khả năng tận dụng công nghệ trung bình vào các điều kiện địa phƣơng của các nƣớc chậm phát triển hơn. Thông qua các công ty trong nƣớc các DN FDI có thể tiếp cận với các nguồn lực của địa phƣơng. Việc liên kết với các công ty của nƣớc sở tại sẽ tăng khả năng cạnh tranh của các công ty FDI và gây ảnh hƣởng đến việc thâm nhập của các công ty FDI mới vào thị trƣờng của nƣớc sở tại. Xu hƣớng nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua các công ty hỗ trợ hiệu quả gần kề lý giải vì sao các quyết định đóng cứ điểm của các công ty nƣớc ngoài, nhất là đối với các lĩnh vực kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Các nhà cung cấp địa phƣơng cũng có lợi từ liên kết với các DN FDI. Các liên kết này làm tăng sản lƣợng và việc làm của các nhà cung cấp, hơn nữa những ảnh hƣởng gián tiếp tới khả năng cậnh tranh của nhà cung cấp. Các liên kết có thể trở thành những kênh có sức mạnh cho việc phát tán tri thức và kỹ năng hoạt động của các công ty. Các liên kết mạnh có thể khuyến khích hiệu quả sản xuất, tăng năng suất, năng lực công nghệ và quản lý, đa dạng hoá thị trƣờng cho nhà cung cấp. Mặt khác chúng thƣờng khuyến khích xuất khẩu đối với các công ty liên kết và trong những điều kiện hợp lý, các công ty trong nƣớc có thể phát triển trở thành các nhà cung cấp toàn cầu hoặc trở thành các TNC theo đúng nghĩa của nó. (Công ty ENGTEK có trụ sở tại Malaysia là một điển hình. Khởi sự năm 1974, nhờ liên kết với một số công ty máy tính lớn, với số vốn ban đầu chỉ có 200 USD, hiện công ty có 9 chi nhánh ở 4 nƣớc - Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan với hơn 2000 lao động, tạo doanh thu 63 triệu USD/năm) 14, 30 . Việc củng cố các nhà cung cấp có thể tạo ra rất nhiều ảnh hƣởng gián tiếp và lan toả cho phần còn lại của nền kinh tế chủ nhà thông qua sự di chuyển của lao động đƣợc đào tạo, sản phẩm của công ty và sự phát triển cạnh tranh.

Kiến thức phát tán thông qua liên kết với DN FDI có thể tạo ra những lợi ích dài hạn hoặc năng động đặc biệt cho các nƣớc đang phát triển chủ nhà. Đối với các nƣớc này, nhà cung cấp địa phƣơng thƣờng yếu hơn về công nghệ, các luồng chuyển dịch thƣờng mang tính một chiều, từ các DN FDI đến các nhà cung cấp trong nƣớc. Chúng thƣờng chứa đựng những tri thức công nghệ và quản lý cơ bản ở đó các nhà cung cấp bị lạc hậu hơn so với những ngƣời tiên phong trong thực hành quốc tế. Đối với các công ty của nƣớc đang phát triển, việc nâng cấp công nghệ và kỹ năng tới mức thực hành tốt nhất

nhằm đáp ứng đƣợc những đòi hỏi cạnh tranh quốc tế làm cho điều này có tầm quan trọng đặc biệt.

Một lợi thế khác của liên kết giữa DN FDI và công ty trong nƣớc là chúng làm tăng sự nhất thể hoá địa phƣơng và mức độ “cắm rễ" của các TNC. Hơn nữa, liên kết TNC với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có thể khuyến khích hình thành và nâng cấp mạng lƣới công nghiệp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các DN trong nền kinh tế chủ nhà.

Tuy nhiên, không phải tất cả các liên kết đều mang lại lợi ích cho nền kinh tế chủ nhà, một số liên kết có thể tấn công các ngành công nghiệp đƣợc bảo hộ. Các liên kết cũng có thể chứa đựng những chi phí đối với nền kinh tế chủ nhà ngay cả trong điều kiện mở cửa tƣơng đối. Lý do nằm ở quy mô và sức mạnh thị trƣờng của DN FDI. Liên kết độc quyền với DN FDI lớn có thể dẫn tới các thực hành phi cạnh tranh hoặc cạnh tranh không bình đẳng và có điều kiện đối với các nhà cung cấp. Việc phân phối lợi ích giữa ngƣời mua và ngƣời bán trở thành đối tƣợng cho sự mặc cả. Các nhà cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao và tinh xảo thƣờng có lợi từ liên kết hơn là bán các sản phẩm đơn giản vì họ không chỉ nhận đƣợc doanh thu cao hơn mà còn có thể nâng cao đƣợc năng lực công nghệ và tổ chức của mình thông qua liên kết.

Đối với các lĩnh vực mà DN FDI dễ di chuyển và có xu hƣớng dịch tới các vị trí có chi phí thấp khi tiền lƣơng tăng, các nhà cung cấp địa phƣơng có thể phải gánh chịu một rủi ro khác nảy sinh bởi việc đóng cửa công ty. Ngoài ra, các công ty địa phƣơng còn chịu rủi ro bị thay thế bởi các nhà cung cấp tuyến đầu theo bƣớc các DN FDI tới một vị trí mới. Thậm chí ở những nơi các

TNC đóng trụ sở, vẫn có rủi ro các nhà cung cấp phải đóng cửa trƣớc những ngƣời mua lớn do không đủ khả năng cung cấp.

Tóm lại, liên kết với các DN FDI đối với các nƣớc đang phát triển chủ nhà là quan trọng bởi vì chúng cung cấp những cơ hội sản xuất và việc làm cho các nhà cung cấp trong nƣớc. Điều quan trọng hơn chúng tạo thành những kênh trực tiếp cho sự phát triển tri thức có thể giúp nâng cấp các nhà cung cấp trong nƣớc về công nghệ và năng lực của họ với những ảnh hƣởng lan toả tới phần còn lại của nền kinh tế. Sự phát tán tri thức nhƣ vậy là đặc biệt quan trọng đối với các công ty trong nƣớc đang tiếp cận với các thực hành cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, mức độ phát triển của các nhà cung cấp trong nƣớc thông qua việc xây dựng các liên kết với các DN FDI không diễn ra theo kiểu trao tặng. Nó phụ thuộc vào thị trƣờng trong đó các DN FDI hoạt động, năng lực của các công ty trong nƣớc và các quy định của Chính phủ liên quan đến việc xây dựng và phát triển các liên kết mà thị trƣờng hàng hoá nông sản giao sau là một trong những công cụ để phát triển loại hình này.

(6). Đẩy mạnh các quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, tổ chức thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản theo quyết định 80/CP của Chính phủ.

Quá trình phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn là quá trình mang tính tổng hợp với sự tham gia của nhiều bên. Sự nỗ lực đơn phƣơng của một bên không thể mang lại kết quả mong muốn. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, các quan hệ cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng gay gắt, trong khi năng lực thị trƣờng của những ngƣời sản xuất hàng hoá ở nông thôn còn nhiều hạn chế, sự liên kết giữa các bên có liên quan càng trở nên hết sức cần thiết. Để phát triển thị trƣờng tiêu thụ nông sản, kể cả thị trƣờng nội địa và thị trƣờng quốc tế, cần chú trọng tổ chức có hiệu quả và bền

vững quan hệ liên kết giữa các chủ thể có liên quan. Trong thời gian qua, việc hình thành quan hệ liên kết “ 4 nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nƣớc) đƣợc nói đến nhƣ một giải pháp quan trọng để phát triển nền nông nghiệp nƣớc ta. Vấn đề là ở chỗ cần xác định rõ nội dung và điều kiện đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của quan hệ liên kết này.

Trong quan hệ liên kết “ 4 nhà”, nhà nông là chủ thể sản xuất hàng hoá nông sản cần sự trợ giúp của các bên còn lại nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng với hiệu quả cao nhất. Nhà khoa học thực hiện các hoạt động nghiên cứu cần thiết trợ giúp nhà nông định hƣớng sản xuất (cây, con) và thực hiện quy trình sản xuất, đồng thời trợ giúp nhà doanh nghiệp công nghệ chế biến làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm. Nhà doanh nghiệp (có thể là doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp thƣơng mại - nhà buôn, ngân hàng...) trợ giúp nông dân vốn, vật tƣ và tiêu thụ nông sản hàng hoá. Trong khuôn khổ vai trò của mình trong nền kinh tế thị trƣờng, Nhà nƣớc sẽ trợ giúp cả ba nhà trên bằng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho việc thiết lập và tổ chức quan hệ liên kết. Tính bền vững của quan hệ liên kết này phụ thuộc vào việc xác định rõ nghĩa vụ, quyền lợi kinh tế trong các công việc cùng thực hiện trong khuôn khổ hợp đồng kinh tế.

Việc thực hiện tốt quan hệ liên kết này sẽ mang lại nhiều lợi ích: nông

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)