Thực trạng về tiêu thụ nông sản

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 50)

Cùng với sự phát triển của đất nƣớc, thu nhập, thu nhập của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, nhu cầu các loại nông sản hàng hoá cũng ngày càng cao và đa dạng hơn. Thị trƣờng tiêu thụ nội địa đối với hàng nông, lâm sản

cũng đã có sự chuyển biến tích cực, cơ chế buôn bán và lƣu thông nông sản đƣợc cải thiện và thông thoáng hơn, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã có cơ hội tham gia tiêu thụ nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong nƣớc.

Nhiều nông sản trƣớc đây chủ yếu dựa vào nhập khẩu, đến nay cơ bản đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc. Số lƣợng và kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm sản tăng nhanh trong thời gian qua. Tỷ trọng hàng nông lâm sản xuất khẩu chiếm khoảng 30-35% khối lƣợng hàng nông sản thực phẩm làm ra. Một số mặt hàng nông sản có tỷ trọng xuất khẩu cao trong những năm qua là lúa gạo chiếm 20%, cà phê chiếm 95%, cao su 85%, chè trên 80%, hạt tiêu 95%. Một số nông sản của Việt Nam đã khẳng định đƣợc vị thế trên thị trƣờng thế giới về cả số lƣợng lẫn chất lƣợng (gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu).

Kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm sản đạt 2,8 tỷ USD năm 2002 và trên 3 tỷ USD năm 2003, tăng gần 4 lần so với năm 1990. Thị trƣờng tiêu thụ hàng nông lâm sản Việt Nam đã đƣợc mở rộng ra khoảng 100 quốc gia trên thế giới. Ngoài các thị trƣờng truyền thống nhƣ Trung Quốc, các nƣớc ASEAN, Nga và các nƣớc Đông Âu... nông sản Việt Nam cũng đã đi đến các thị trƣờng Trung Đông, EU, Mỹ, Nhật, Nam Phi... với khối lƣợng ngày càng tăng 6, tr. 45-55 .

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)