- Nội địa Xuất khẩu
3.1.2. Những nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo trong việc hình thành thị trƣờng hàng hoá giao sau ở Việt Nam.
trƣờng hàng hoá giao sau ở Việt Nam.
Để hình thành vững chắc thị trƣờng hàng hoá giao sau của Việt Nam, điều quan trọng đầu tiên là phải hình thành một mô hình thị trƣờng phù hợp. Điều đó có nghĩa là mô hình này một mặt đảm bảo các nguyên tắc chung của một thị trƣờng hàng hoá giao sau, tiếp thu đƣợc một cách tối ƣu các kinh nghiệm quý báu của các nƣớc đi trƣớc và mặt khác là phải phù hợp với các điều kiện đặc thù về chính trị, kinh tế xã hội của Việt Nam. Mô hình đó phải
đáp ứng đƣợc yêu cầu về lƣu thông hàng hoá nông sản trƣớc mắt, đồng thời phải tạo ra một tiền đề thuận lợi cho việc mở mang phát triển thị trƣờng trong giai đoạn tiếp theo.
Qua việc tìm hiểu nghiên cứu những nguyên tắc chung cũng nhƣ những kinh nghiệm của một số nƣớc, đồng thời căn cứ vào những điều kiện mang tính đặc thù về kinh tế - xã hội, về trình độ của nền sản xuất ở nƣớc ta hiện nay. Những vấn đề mang tính nguyên tắc để hình thành thị trƣờng hàng hoá nông sản giao sau của Việt Nam là:
-Thị trƣờng hàng hoá giao sau là công cụ, phƣơng thức hữu hiệu phục vụ đắc lực cho việc lƣu thông và tiêu thụ hàng hoá phù hợp với các yêu cầu của một nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
- Nhà nƣớc giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng, quản lý, khuyến khích sự phát triển đối với thị trƣờng trong giai đoạn đầu tiên.
-Thị trƣờng hàng hoá giao sau một mặt góp phần giải quyết những khó khăn trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài trong vấn đề lƣu thông hàng hoá nông sản ở trong nƣớc, mặt khác phải góp phần tăng trƣởng xuất khẩu. Thị trƣờng là một trong những công cụ nhằm góp phần nâng cao các yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng nông sản của Việt Nam trong điều kiện mới - điều kiện hội nhập nền kinh tế của Việt Nam vào khu vực và thế giới.
- Việc hình thành thị trƣờng hàng hoá giao sau cần phải đƣợc tiến hành theo phƣơng châm từ quy mô nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phúc tạp, từ thô sơ đến hiện đại. Ban đầu có thể hạn chế về số lƣợng và quy mô của các Trung tâm giao dịch, số thành viên, chủng loại hàng hoá, sau đó mở rộng dần. Việc phát triển trong từng giai đoạn phải phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan.
- Trong giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển, Nhà nƣớc giữ vai trò là " bà đỡ", đến giai đoạn phát triển cao có thể chuyển các Sở giao dịch từ sở hữu Nhà nƣớc thành các công ty cổ phần, xóa bỏ nghĩa vụ bao cấp của Nhà nƣớc. Đến giai đoạn này, Nhà nƣớc chỉ đóng vai trò quản lý các Sở (Trung tâm) giao dịch của thị trƣờng hoạt động theo nguyên tắc tự hạch toán lấy thu bù chi, giống nhƣ các công ty cổ phần khác của cơ chế thị trƣờng.