Các giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 75)

- Nội địa Xuất khẩu

2.4.2.2. Các giải pháp chủ yếu

(1). Nhóm giải pháp phát triển sản xuất

- Điều chỉnh cơ cấu trong nông nghiệp.

Điều chỉnh cơ cấu trong nông nghiệp theo hƣớng phát huy các lợi thế mỗi vùng để phát triển sản xuất nông sản hàng hoá, tập trung vào những sản phẩm có khả năng cạnh tranh, đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia, góp phần tích cực vào chƣơng trình mở rộng thị trƣờng xuất khẩu nông lâm sản trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng chiến lƣợc ngành và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế làm cơ sở cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu đầu tƣ phù hợp.

- Nâng cao chất lƣợng, khả năng cạnh tranh của hàng nông sản.

Chú trọng đầu tƣ nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ làm cơ sở nâng cao năng suất, chất lƣợng, hạ giá thành nông sản, trƣớc hết triển khai các chƣơng trình giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ sinh học; phát triển bảo quản, chế biến nông lâm sản. Đối với bảo quản, chế biến nông sản, cần hƣớng tới áp dụng các công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn về chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế.

- Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp.

Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có thị trƣờng, có thế mạnh về kỷ thuật, chất lƣợng cao và chi phí thấp; đổi mới công nghệ, áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ tiến tiến trong sản xuất và quản lý kinh doanh, quản lý chất lƣợng sản phẩm và quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng và bảo vệ

thƣơng hiệu hàng hoá của doanh nghiệp. Thực hiện việc sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp Nhà nƣớc.

Thực hiện các biện pháp đồng bộ nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sán xuất nông sản hàng hoá, đáp ứng các tiêu chuẩn của các nƣớc nhập khẩu chính.

- Điều chỉnh chính sách.

Chính phủ Việt Nam đã và đang tiến hành điều chính các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nông dân và doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy hơn, có hiệu quả hơn trƣớc sự thay đổi của thị trƣờng. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nƣớc và nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là bảo quản và chế biến nông lâm sản, những ngành sản xuất sản phẩm sử dụng công nghệ cao và mới, sản phẩm sử dụng nhiều lao động...

- Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực của hệ thống thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ nông nghiệp.

Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ thuộc phạm vi quản lý, ƣu tiên đầu tƣ nhiều hơn cho phát triển cơ sở hạ tầng cho sản xuất, trƣớc hết là thuỷ lợi, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nông nghiệp. Đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất, con ngƣời cho hệ thống thú y, bảo vệ thực vật; tăng cƣờng trang bị, hài hoà các thủ tục và tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu bảo vệ sản xuất nông nghiệp trong nƣớc, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu.

- Đào tạo nguồn nhân lực.

Trong thời gian tới, cần đầu tƣ lớn lơn cho đào tạo và đào tạo lại, trang bị các kiến thức khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế cho cho lực lƣợng cán bộ của ngành nông nghiệp. Phổ cập các kiến thức về sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng trong bối cảnh hội nhập, các cam kết mà ngành nông nghiệp Việt Nam đã ký và phải thực hiện cho các doanh nghiệp, nông dân.

- Hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến tiêu thụ hàng nông sản. Tiếp tục thực hiện tự do buôn bán và lƣu thông hàng hoá trong nƣớc nhƣ các chính sách Nhà nƣớc đã ban hành. Xoá bỏ tình trạng kiểm tra, kiểm soát hàng hoá tuỳ tiện trên đƣờng vận chuyển. Phối hợp hoạt động của các ngành công an, thuế, quản lý thị trƣờng, kiểm lâm để tạo điều kiện thông thƣơng hơn nữa giữa các vùng, miền; giảm bớt phí cầu đƣờng và các loại phí khác đối với hàng nông lâm sản

Thực hiện tự do hoá thƣơng mại theo các cam kết mà Việt Nam đã và sẽ ký với các tổ chức kinh tế quốc tế, các quốc gia trong tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Các chính sách về thƣơng mại hàng nông, lâm sản sẽ phải đƣợc điều chỉnh theo hƣớng mở rộng cơ hội tiếp cận thị trƣờng, xoá bỏ các rào cản thƣơng mại...

- Hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại hàng nông lâm sản

Từ năm 2001, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến hoạt động XTTM có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng thực hiện các hoạt động XTTM, bao gồm hỗ trợ về thu thập và cung cấp thông tin, kinh phí tham gia hội chợ triển lãm, xây dựng các trung tâm giao dịch và trung tâm giới thiệu sản phẩm ở nƣớc ngoài, xây dựng kho ngoại quan... Những hỗ trợ này đã tháo gỡ một phần khó khăn cho các doanh nghiệp và hiệp hội trong việc mở rộng thị trƣờng và quảng bá hàng hoá.

Chính sách này sẽ tiếp tục đƣợc duy trì và mở rộng đối tƣợng và phạm vi áp dụng trong thời gian tới.

- Tổ chức mạng lƣới kinh doanh hàng hoá nông, lâm sản và vật tƣ nông nghiệp.

Phát triển hợp tác xã tiêu thụ dƣới nhiều hình thức, hƣớng các HTX nông nghiệp làm chức năng đại diện hợp đồng tiêu thụ hàng hoá nông lâm sản cho nông dân.

Tiếp tục sắp xếp củng cố và đổi mới các doanh nghiệp Nhà nƣớc: tập trung làm tốt công tác tìm kiếm thị trƣờng; định hƣớng các sản phẩm chính; hƣớng dẫn và ký hợp đồng với ngƣời sản xuất; đƣa công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng và mẫu mã hợp lý; quan tâm xây dựng mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tƣ đến tận địa phƣơng.

Khuyến khích tƣ nhân tham gia kinh doanh nông lâm sản theo pháp luật, kể cả xuất nhập khẩu.

Nghiên cứu và đƣa vào vận hành thí điểm các loại hình kinh doanh tiên tiến tăng cơ hội tiếp cận giữa ngƣời bán với ngƣời mua nông sản, giảm các chi phí trung gian, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Hiện nay Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí tổ chức thí điểm Chợ bán buôn. Trung tâm giao dịch nông sản theo hình thứcthƣơng mại điện tử. Thời gian tới sẽ nghiên cứu và áp dụng Sàn giao dịch nông sản cho một vài nông sản đƣợc lựa chọn.

- Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thƣơng mại nông sản

Nhà nƣớc ƣu tiên giành vốn hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn đảm bảo giao thông thông suốt cả 4 mùa để lƣu thông vận chuyển hàng hoá, trƣớc hết là các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. U'u tiên xây dựng, nâng cấp các bến cảng sông, biển phục vụ xuất nhập khẩu nông sản, nâng cấp cảng gạo Cần thơ. Nghiên cứu xây dựng cảng gạo chuyên dùng ở Thành phố Hồ chí Minh.

Đầu tƣ cải tạo và nâng cấp các chợ đầu mối, chợ bán lẻ hàng nông, lâm sán. Đây là hình thức buôn bán truyền thống cần đƣợc tiếp tục đầu tƣ nâng cấp và phát triển. Hiện nay, cơ sở vật chất, hạ tầng của các chợ rất sơ sài, chƣa đáp ứng yêu cầu trao đổi hàng hoá. Chợ đƣợc xây dựng đạt tiêu chuẩn hiện có mới chỉ 11.6% chợ lều quán và ngoài trời còn chiếm 56,7%. Đây là những

nguyên nhân cản trở đến lƣu thông, trao đổi và buôn bán hàng hoá nông lâm

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)