Hình thành khung khổ pháp lý

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 39)

Đối với mua bán giao ngay, trực tiếp do ít phát sinh rủi ro nên không đòi hỏi nhiều các quy định pháp luật. Trong các hình thức mua bán giao ngay thì hình thức đấu giá là đòi hỏi một số những quy định cụ thể. Trong giao dịch hợp đồng B2B các yêu cầu về khung khổ pháp lý đã ở mức cao hơn so với giao ngay. Trong giao dịch phái sinh thông qua thƣơng mại điện tử thƣờng cần rất nhiều các quy định pháp lý, đây chính là nguyên nhân hạn chế loại hình giao dịch này ở các nƣớc đang phát triển.

Thị trƣờng hàng hoá giao sau là một thị trƣờng có tổ chức cao nên yêu cầu về khung khổ pháp lý phải ở mức cao hơn so với các loại hình giao dịch nói trên. Kinh doanh trên thị trƣờng hàng hoá giao sau là một trong những loại hình kinh doanh rủi ro, dựa trên sự biến đổi giá cả của nông sản hàng hoá, vì vậy đòi hỏi phải có một hệ thống pháp lý công khai minh bạch. Hệ thống pháp lý này không chỉ trực tiếp quy định, điều khiển các hành vi kinh doanh trực tiếp tại các sàn giao dịch mà đó là toàn bộ những quy định pháp lý liên quan đến những lĩnh vực hoạt động khác của đời sống kinh tế, xã hội nhƣ sản xuất nông nghiệp, thị trƣờng tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, giám định, phân loại...

Khuôn khổ luật pháp trực tiếp phục vụ cho các sàn giao dịch hoạt động bao gồm các quy định về giao dịch, quyền hạn và nghĩa vụ của những ngƣời

tham gia giao dịch, số hợp đồng tối đa mà khách hàng nắm giữ... Mục đích chính là quản lý các hoạt động trao đổi và thiết lập các giới hạn cho hoạt động trao đổi.

Tiêu chuẩn tối thiểu để dự thảo hợp đồng, các quy tắc để giám sát thị trƣờng, báo cáo và ghi chép, minh bạch thị trƣờng. Các quy định để đảm bảo an toàn cho tài sản và vốn của khách hàng, đảm bảo tài chính cho hoạt động thƣơng mại, bảo vệ khách hàng khỏi gian lận và các hành vị lạm dụng khác. Bên cạnh những kiểm soát đó còn tạo cơ sở pháp lý cho cơ chế tự điều chỉnh của các hoạt động thƣơng mại, bảo đảm hợp đồng đƣợc thực hiện, giải quyết tranh chấp, áp dụng và phê chuẩn các quy định, xúc tiến các hình thức trao đổi chuyên nghiệp làm tăng lòng tin của các nhà đầu tƣ.

Ngoài ra, phải hình thành các quy định cụ thể đối với những ngƣời môi giới trung gian, đây là những ngƣời làm cầu nối cho những ngƣời sản xuất nhỏ, các công ty vừa và nhỏ để họ có thể tham gia trực tiếp vào các thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)