Như đã trình bày từ đầu của bài viết, một trong các lý do quan trọng mà Viettel quyết định đầu tư ra nước ngoài là do ban lãnh đạo Tập đoàn Viettel có tầm nhìn chiến lược, không chỉ nhận định, đánh giá tiềm năng thị trường viễn thông tại Campuchia, đánh giá đúng được khả năng triển khai thực hiện của mình mà họ còn thấy được trước viễn cảnh bão hòa thị trường viễn thông tại Việt Nam. Thị trường viễn thông tại Việt Nam đến nay có thể nói đã gần tới mức bão hòa, tức là việc mở rộng thêm thị trường, tăng trưởng thuê bao không còn đáng kể nữa. Viettel đã chuẩn bị cho điều này từ hơn 6 năm trước bằng cách mở rộng thị trường ra nước ngoài mà bước đi đầu tiên ra thị trường quốc tế của Viettel chính là ở Campuchia. Tới nay, Viettel đã đầu tư thành công sang Campuchia, Lào và đang gấp rút đầu tư đưa mạng di động ở Haiti vào sử dụng. Đồng thời, lãnh đạo Tập đoàn Viettel đã nghiên cứu, tìm hiểu các thị trường như Bắc Triều Tiên, Cuba, Myanmar, Venezuela, Mozambique, Peru, Argentina và cho tới thời điểm hiện nay đã trúng thầu giấy phép cung cấp mạng viễn thông ở Mozambique và Peru. Ngoài ra, trong nước, Viettel tích cực mở rộng các lĩnh vực kinh doanh ra ngoài ngành viễn thông như tham gia cùng Vinaconex thành lập Công ty Đầu tư tài chính Viettel – Vinaconex, thành lập các công ty Bất động sản Viettel, công ty Công trình Viettel… và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực này.
Nhìn vào thị trường viễn thông Campuchia, ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng thuê bao là rất mạnh mẽ, trên thị trường lại có quá nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông, nên có thể khẳng định rằng thị trường viễn thông tại đất nước này cũng sẽ sớm đi đến giai đoạn bão hòa, tương tự như tình hình tại Việt Nam hiện nay. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi thị trường đi vào giai đoạn bão hòa, Viettel Campuchia phải lập các kế hoạch phát triển, chiếm lĩnh thị trường thật đúng đắn, khai thác triệt để được các thị trường viễn thông còn bỏ ngỏ, đồng thời phải xây dựng các kế hoạch lâu dài để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sang các lĩnh vực khác ở Campuchia. Thế mạnh của Viettel Campuchia là đã xâm nhập tốt thị trường, đã xây dựng được hình ảnh tốt đẹp đối với người dân, các doanh nghiệp và chính phủ Campuchia, đã tạo dựng được những mối quan hệ quý báu trên đất nước này. Đó là những tiền đề để Viettel Campuchia có thể, dựa trên những kinh nghiệm và sự hỗ trợ từ phía Tập đoàn Viettel, vươn mình ra khỏi lĩnh vực viễn thông, nắm bắt cơ hội khai thác những thị trường khác trên đất nước Campuchia.
3.1.2. Bài học từ việc tham gia thị trƣờng Campuchia
3.1.2.1. Bài học về chính sách nhân sự
Một trong những khó khăn lớn nhất khi Viettel Campuchia mới bắt đầu tham gia thị trường Campuchia là nhân sự. Các chuyên gia của Viettel sang Campuchia xây dựng mạng lưới tuy có nhiều kinh nghiệm nhưng số lượng không thể đủ để thay thế nhân công bản địa. Ban đầu Viettel Campuchia chỉ thuê lao động bản xứ để làm các công việc đơn giản, mang tính chất tay chân nhưng dần dần khi mạng lưới phát triển rộng lớn hơn, các chuyên gia, cán bộ của Viettel bắt buộc phải bắt tay vào đào tạo người Campuchia, làm thay những công việc phức tạp trước đây chỉ có lao động Việt Nam thực hiện. Đầu tư thời gian, tiền của để đào tạo người dân Campuchia trở nên giỏi nghiệp vụ, có tác phong chuyên nghiệp là rất tốn kém, số người giỏi thực sự làm tốt công việc lại rất hiếm do đặc điểm tính cách người dân Campuchia thích nhàn hạ, không chăm chỉ. Tuy nhiên, Viettel Campuchia thường xuyên gặp phải tình trạng sau khi đào tạo được một người bản xứ trở thành cán bộ giỏi, có tay nghề, sau khi làm việc cho mạng Metfone một thời gian, đã có kinh nghiệm thì người đó lại chuyển sang làm việc cho doanh nghiệp viễn thông khác. Điều này xảy ra khá phổ biến đối với Viettel Campuchia bởi lẽ doanh nghiệp này có mặt bằng lương
thấp hơn so với một số đối thủ như Beeline và Smart Phone. Đối với các cán bộ người Việt Nam sang công tác tại đây thì do một số các ràng buộc từ phía Viettel trước khi đưa người sang cũng như các rào cản đời sống tại nơi đất khách quê người, rảo cản văn hóa hay các ràng buộc cá nhân, tình trạng bỏ việc tại Viettel Campuchia để sang làm việc tại doanh nghiệp khác là hầu như không có. Đối với những lao động người Campuchia thì không gì có thể ràng buộc họ và khi những doanh nghiệp như Beeline hay Smart Phone đề nghị sang làm việc với mức lương cao hơn (thường là 1,5 lần) tại những vị trí tương đương như vị trí của họ đang làm tại Viettel Campuchia, họ sẵn sàng chuyển việc.
Để đối phó với tình trạng này, Viettel Campuchia cần tính toán, cân nhắc để xây dựng hệ thống lương, thưởng hợp lý, trả công thỏa đáng cho người lao động bản xứ, không gây nên mức chênh lệch thu nhập lớn giữa người Việt Nam và Campuchia trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công ty cần thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc các cán bộ của doanh nghiệp, thăm hỏi người thân, gia đình (như Viettel vẫn đang làm tốt tại Việt Nam), xây dựng môi trường làm việc vui vẻ, gần gũi để tạo nên những sự gắn bó tình cảm giữa người lao động bản địa với doanh nghiệp để họ có thêm những yếu tố phải cân nhắc khi đứng trước lựa chọn về công việc.
3.1.2.2. Các đối thủ cạnh tranh có tầm cỡ quốc tế
Thị trường viễn thông Campuchia có một đặc điểm rất khác so với thị trường viễn thông của Việt Nam, đó là sự có mặt của rất nhiều nhà cung cấp mạng nước ngoài mà công ty mẹ là các công ty viễn thông có tầm cỡ quốc tế. Các doanh nghiệp này có điểm mạnh là chấp nhận thay đổi, linh hoạt và có sự hỗ trợ lớn từ công ty mẹ nên mối đe dọa bị tranh giành thị phần khốc liệt trong các giai đoạn tiếp theo đối với Viettel Campuchia là không nhỏ. Khi Viettel Campuchia bước vào thị trường, đầu tư mạnh mẽ hạ tầng để chuẩn bị phủ sóng khu vực huyện xã, các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa của Campuchia thì vào năm 2007, hai công ty Mobitel (CellCard) và Axiata (Hello) cũng đưa ra chiến lược phát triển mạng lưới về khu vực nông thôn. Các chính sách giá cước hấp dẫn của Viettel Campuchia cũng nhanh chóng được đáp
trả bởi các nhà cung cấp mạng trên thị trường và mạnh mẽ nhất là Axiata và Vimpelcom (Beeline) với giá cước luôn duy trì ở mức thấp hơn của Viettel.
Rõ ràng là khi đầu tư vào một quốc gia có nền kinh tế thị trường khá tự do như Campuchia (Campuchia đã gia nhập WTO trước Việt Nam) thì cuộc chiến cạnh tranh của Viettel Campuchia với các đối thủ sẽ còn kéo dài và còn nhiều chông gai chờ đón phía trước. Để giữ vững ngôi vị số một trên thị trường, Viettel Campuchia phải thấm nhuần tư tưởng của ban lãnh đạo Tập đoàn Viettel “Cái duy nhất không thay đổi chính là sự thay đổi” để luôn tự nhắc nhở mình không được ngủ quên trên chiến thắng. Viettel Campuchia cần phải không ngừng cải tiến chất lượng mạng, nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi chăm sóc khách hàng, tích cực tìm kiếm các sản phẩm dịch vụ mới, các cơ hội kinh doanh mới và hơn hết là phải có tinh thần cảnh giác cao độ, không được chủ quan để luôn sẵn sàng ứng phó linh hoạt, thích ứng nhanh trước mọi sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường này.
3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC
Mặc dù còn một số bài học cần rút kinh nghiệm như đã nêu ở phần trên nhưng ta cũng phải thừa nhận Viettel Campuchia đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn tại thị trường Campuchia. Tháng 6 năm 2010, Metfone đại diện duy nhất của Campuchia nhận giải thưởng “Nhà cung cấp dịch vụ triển vọng nhất của năm” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương do Frost & Sullivan trao tặng. Viettel Campuchia và mạng Metfone đã trở thành một hình mẫu về doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nói chung và đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông nói riêng. Từ sự phát triển thần kỳ của Viettel Campuchia, ta có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm không chỉ có thể áp dụng cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam mà còn cho phép các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác tham khảo, học hỏi khi đầu tư ra nước ngoài.
3.2.1. Bài học kinh nghiệm chung cho các doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài
3.2.1.1. Lựa chọn thị trường
Nói về những nguyên nhân dẫn đến thành công của Viettel Campuchia thì trước hết phải kể đến sự đúng đắn, sáng suốt của ban lãnh đạo Tập đoàn Viettel khi
lựa chọn thị trường mục tiêu để đầu tư. Lần đầu tiên một doanh nghiệp viễn thông của Việt nam đầu tư ra thị trường nước ngoài, rõ ràng đây là một bước đi đầy mạo hiểm chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro của Tập đoàn Viettel. Đứng trước nhu cầu phát triển, mở rộng thị trường ra nước ngoài, ban lãnh đạo của Viettel đã nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn giữa một loạt các thị trường mục tiêu với định hướng là các nước đang phát triển với thị trường viễn thông còn non yếu. Campuchia là quốc gia hội tụ rất nhiều điểm thuận lợi cho một bước thử nghiệm đầu tiên cho Viettel: Sự gần gũi về mặt địa lý, mối quan hệ chính trị giữa chính phủ và bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam – Campuchia, những nét tương đồng về văn hóa xã hội, điều kiện tự nhiên giữa hai nước cũng như các chính sách khuyến khích đầu tư… Viettel với phương châm “dò đá qua sông” đã lựa chọn Campuchia với nhiều điều kiện thuận lợi để lần đầu thực hiện đầu tư ra nước ngoài, vừa để chớp cơ hội mở rộng thị trường của doanh nghiệp, vừa tự tạo một trường học lớn để Viettel thực tập việc đầu tư mạng viễn thông ra thị trường quốc tế. Việc đầu tư sang thị trường Campuchia đã đem lại cho Viettel rất nhiều kinh nghiệm quý báu và thành công của Viettel Campuchia tại thị trường này đã tạo đà cho Viettel tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông ra thị trường quốc tế.
3.2.1.2. Cách thức quản lý, điều hành hoạt động từ công ty mẹ
Thời gian đầu trước khi xác định đầu tư vào Campuchia, ban lãnh đạo Tập đoàn Viettel (lúc đó là Tổng Công ty Viettel), đặc biệt là ông Hoàng Anh Xuân Tổng Giám đốc và ông Nguyễn Mạnh Hùng Phó Tổng Giám đốc đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức, trực tiếp sang nghiên cứu thị trường Campuchia và xây dựng phát triển các mối quan hệ với chính phủ Campuchia cũng như các doanh nghiệp trên đất nước này. Khi Viettel Campuchia được thành lập và bắt đầu xây dựng, phát triển mạng lưới, ban lãnh đạo Viettel thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sâu sát trong từng công việc để đặt những nền móng vững chắc đầu tiên cho việc phát triển doanh nghiệp sau này. Sau khi lựa chọn được những cá nhân đủ năng lực và phù hợp để điều hành công việc của Viettel Campuchia, ban lãnh đạo Viettel đã mạnh dạn giao quyền, giao tiền cho bộ máy mới tại Campuchia chủ động quản lý, điều hành việc
xây dựng, phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Viettel không bỏ rơi Viettel Campuchia mà vẫn thường xuyên theo dõi, hỗ trợ ban lãnh đạo trẻ của doanh nghiệp này trong mọi hoạt động từ phát triển hạ tầng mạng lưới đến xây dựng hệ thống bán hàng. Ứng dụng công nghệ hiện đại về Hội nghị truyền hình, đội ngũ cán bộ quản lý tại Viettel Campuchia vẫn thường xuyên được tham gia các cuộc họp giao ban với cả Tập đoàn như mọi công ty thành viên tại Việt Nam.
Từ năm 2007, thực hiện chiến lược đẩy mạnh các dự án đầu tư ra nước ngoài của Viettel, Tập đoàn Viễn thông Quân đội quyết định thành lập Công ty Cổ Phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) dựa trên lực lượng của Ban Quản lý dự án Đầu tư nước ngoài làm nòng cốt, trong đó Tập đoàn Viettel giữ cổ phần chi phối. Công ty Viettel Global là công ty mẹ, quản lý chung các hoạt động của các công ty con là các công ty thành lập tại các thị trường mà Viettel đầu tư ra nước ngoài như Viettel Campuchia, StarTelecom, Viettel Haiti… Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel Campuchia vẫn được chủ động điều hành và quản lý bởi đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp này tại Campuchia.
Với cách quản lý vừa chú tâm, theo dõi sát sao lại vừa giao quyền chủ động cho đội ngũ quản lý của Viettel Campuchia, ban lãnh đạo Viettel đã tạo điều kiện để Viettel Campuchia có thể tự mình độc lập hoạt động và phát triển nhưng vẫn đảm bảo được quan tâm, theo dõi và can thiệp kịp thời khi xảy ra các biến cố. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng mang lại thành công cho Viettel Campuchia.
3.2.1.3. Lựa chọn hình thức đầu tư
Một bài học quan trọng mà Viettel rút ra được từ việc đầu tư vào thị trường Campuchia và thị trường Lào là hình thức đầu tư ảnh hưởng rất rõ nét đến thành công của việc đầu tư ra thị trường nước ngoài. Viettel Campuchia là công ty 100% vốn đầu tư của Viettel còn công ty StarTelecom lại là liên doanh giữa Viettel và công ty Lao – Asia Telecom (một doanh nghiệp viễn thông của Lào) với tỉ lệ góp vốn là Viettel nắm giữ 49%, Lao – Asia Telecom nắm giữ 51%. Công ty StarTelecom được cấp giấy phép và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2008 và vào tháng 10 năm 2009, mạng Unitel của StarTelecom chính thức khai
trương. Tuy nhiên, trên thực tế mạng di động Unitel đã có thời gian chạy thử nghiệm (có bán sim, thẻ) từ cuối năm 2008.
Quý 1/2009 Quý 1/2010 Quý 1/2011
Hình 3.1. Thị phần thị trƣờng viễn thông tại Lào
Nguồn:http://wirelessintelligence.com/ 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 Q4/2008 Q1/2009 Q2/2009 Q3/2009 Q4/2009 Q1/2010 Q2/2010 Q3/2010 Q4/2010 Q1/2011 Metfone Unitel
Hình 3.2. So sánh số lƣợng thuê bao giữa Metfone và Unitel
Nguồnhttp://wirelessintelligence.com/
Khi đầu tư sang Lào, Viettel đã có thêm kinh nghiệm đầu tư sang thị trường nước ngoài. Cùng với sự chỉ đạo trực tiếp sâu sát của lãnh đạo Tập đoàn như Viettel Campuchia, cũng có chiến lược đầu tư phát triển hạ tầng mạng lưới và xây dựng trạm BTS trên khắp đất nước trước khi chính thức khai trương mạng di động và cho đến nay cũng là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có mạng lưới hạ tầng lớn nhất
đều kém xa so với các con số tương ứng của mạng Metfone. Tính đến hết Quý 1 năm 2011, trên thị trường viễn thông di động tại Lào, số thuê bao di động của Unitel chỉ đạt khoảng 640.000 thuê bao, đứng thứ hai và cách xa đối thủ đứng đầu là M-phone với khoảng 1.632.000 thuê bao, và chỉ cao hơn không đáng kể so với hai đối thủ cạnh tranh còn lại là Tigo và ETL với số thuê bao tương ứng là khoảng 517.000 và 505.000 (Hình 3.1, Hình 3.2].
Dĩ nhiên, không thể phủ nhận những điểm khác biệt giữa hai thị trường Lào và Campuchia với mức sống của người dân khác nhau, chính sách đầu tư và môi trường cạnh tranh khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thua kém của Unitel so với Metfone lại nằm ở chính chủ quan trong nội bộ công ty StarTelecom. Việc Viettel đầu tư sang Lào dưới hình thức liên doanh với công ty bản địa với tỉ lệ vốn góp 49% (không quá bán) khiến cho Viettel không thể chủ động trong mọi quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại StarTelecom, Giám đốc điều hành (CEO) là cán bộ người Việt của Viettel nhưng Giám đốc tài chính (CFO) lại luôn là người Lào và rất nhiều vị trí chủ chốt về nhân sự hoặc về kỹ thuật, hành chính tại StarTelecom là do người Lào đảm nhiệm từ thời