Lựa chọn hình thức đầu tư

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty Viettel Campuchia - Những bài học kinh nghiệm (Trang 101)

Một bài học quan trọng mà Viettel rút ra được từ việc đầu tư vào thị trường Campuchia và thị trường Lào là hình thức đầu tư ảnh hưởng rất rõ nét đến thành công của việc đầu tư ra thị trường nước ngoài. Viettel Campuchia là công ty 100% vốn đầu tư của Viettel còn công ty StarTelecom lại là liên doanh giữa Viettel và công ty Lao – Asia Telecom (một doanh nghiệp viễn thông của Lào) với tỉ lệ góp vốn là Viettel nắm giữ 49%, Lao – Asia Telecom nắm giữ 51%. Công ty StarTelecom được cấp giấy phép và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2008 và vào tháng 10 năm 2009, mạng Unitel của StarTelecom chính thức khai

trương. Tuy nhiên, trên thực tế mạng di động Unitel đã có thời gian chạy thử nghiệm (có bán sim, thẻ) từ cuối năm 2008.

Quý 1/2009 Quý 1/2010 Quý 1/2011

Hình 3.1. Thị phần thị trƣờng viễn thông tại Lào

Nguồn:http://wirelessintelligence.com/ 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 Q4/2008 Q1/2009 Q2/2009 Q3/2009 Q4/2009 Q1/2010 Q2/2010 Q3/2010 Q4/2010 Q1/2011 Metfone Unitel

Hình 3.2. So sánh số lƣợng thuê bao giữa Metfone và Unitel

Nguồnhttp://wirelessintelligence.com/

Khi đầu tư sang Lào, Viettel đã có thêm kinh nghiệm đầu tư sang thị trường nước ngoài. Cùng với sự chỉ đạo trực tiếp sâu sát của lãnh đạo Tập đoàn như Viettel Campuchia, cũng có chiến lược đầu tư phát triển hạ tầng mạng lưới và xây dựng trạm BTS trên khắp đất nước trước khi chính thức khai trương mạng di động và cho đến nay cũng là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có mạng lưới hạ tầng lớn nhất

đều kém xa so với các con số tương ứng của mạng Metfone. Tính đến hết Quý 1 năm 2011, trên thị trường viễn thông di động tại Lào, số thuê bao di động của Unitel chỉ đạt khoảng 640.000 thuê bao, đứng thứ hai và cách xa đối thủ đứng đầu là M-phone với khoảng 1.632.000 thuê bao, và chỉ cao hơn không đáng kể so với hai đối thủ cạnh tranh còn lại là Tigo và ETL với số thuê bao tương ứng là khoảng 517.000 và 505.000 (Hình 3.1, Hình 3.2].

Dĩ nhiên, không thể phủ nhận những điểm khác biệt giữa hai thị trường Lào và Campuchia với mức sống của người dân khác nhau, chính sách đầu tư và môi trường cạnh tranh khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thua kém của Unitel so với Metfone lại nằm ở chính chủ quan trong nội bộ công ty StarTelecom. Việc Viettel đầu tư sang Lào dưới hình thức liên doanh với công ty bản địa với tỉ lệ vốn góp 49% (không quá bán) khiến cho Viettel không thể chủ động trong mọi quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại StarTelecom, Giám đốc điều hành (CEO) là cán bộ người Việt của Viettel nhưng Giám đốc tài chính (CFO) lại luôn là người Lào và rất nhiều vị trí chủ chốt về nhân sự hoặc về kỹ thuật, hành chính tại StarTelecom là do người Lào đảm nhiệm từ thời điểm ban đầu đến nay. Do đó, mọi hành động, mọi quyết định của Viettel đối với hoạt động sản xuất kinh doanh tại StarTelecom luôn phải bàn với đối tác Lào và trong nhiều trường hợp không đi đến được sự thống nhất. Điều này trực tiếp dẫn đến sự chậm trễ, kém linh hoạt và bị động của doanh nghiệp này trên thị trường. Cũng do nhiều vị trí chủ chốt của StarTelecom do người Lào nắm giữ, việc tuyển dụng nhân sự cho StarTelecom cũng không tuân theo các tiêu chuẩn khắt khe của Viettel, dẫn đến lực lượng lao động người Lào tại StarTelecom rất ô hợp, nhiều trường hợp người lao động có năng lực yếu kém cũng được nhận vào làm việc, thậm chí nắm giữ vị trí chủ chốt chỉ vì có quan hệ tốt với các quan chức thuộc công ty đối tác của Viettel. Một đặc trưng khác của người Lào là tính tình khá lười biếng, không có sự chăm chỉ, cần cù nên các lao động người Lào vào làm việc tại StarTelecom không thể đáp ứng được yêu cầu làm việc theo cường độ cao như mong muốn của Viettel. Người Lào lại thường hay tự ái nên tác phong kỷ luật, trách

phạt nghiêm khắc như của Viettel khi áp dụng vào StarTelecom lại càng kém hiệu quả và đôi khi chỉ đem lại tác dụng ngược. Với những nhược điểm như vậy trong bộ máy hoạt động, việc công ty StarTelecom không có năng lực cạnh tranh mạnh trên thị trường Lào như Viettel Campuchia tại thị trường nước láng giềng là điều dễ hiểu và gần như không thể tránh khỏi.

So sánh hai trường hợp đầu tư ra nước ngoài của Viettel tại Lào và Campuchia ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Việc lựa chọn hình thức đầu tư như liên doanh góp vốn, cổ phần hay đầu tư 100% vốn rõ ràng là có ảnh hưởng rất lớn đến thành bại của khoản đầu tư. Với một tập đoàn lớn như Viettel, có thế mạnh là văn hóa, tính kỷ luật cũng như khả năng thích ứng nhanh thì khi đầu tư ra nước ngoài, dù hợp tác với đối tác là người bản địa, có lợi thế am hiểu thị trường v.v… nhưng nếu không có đầy đủ thẩm quyền để chủ động đưa ra các quyết định trong hoạt động của liên doanh thì chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, xâm nhập và chiếm lĩnh thị phần. Như vậy, có thể khẳng định rằng các doanh nghiệp đều phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng khi lựa chọn hình thức đầu tư và phải đàm phán, làm rõ các yếu tố thẩm quyền, trách nhiệm giữa các bên liên doanh (nếu có) khi quyết định đầu tư ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty Viettel Campuchia - Những bài học kinh nghiệm (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)