Các đối thủ của Viettel Campuchia tại thị trường này hầu hết là các doanh nghiệp chi nhánh, công ty thành viên của các doanh nghiệp viễn thông lớn tại nước ngoài. Năng lực cạnh tranh của các đối thủ này là rất mạnh mẽ, họ nhận
với tình hình mới và sẵn sàng chấp nhận thay đổi để nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Ví dụ như cuộc chiến cạnh tranh về giá cước, Viettel Campuchia chỉ dẫn đầu về việc giảm giá cước khi mới tham gia thị trường, nhưng các đối thủ đã có mặt lâu năm ở Campuchia với lợi thế hạ tầng triển khai từ lâu, đã khấu hao hết, đang có lợi nhuận kinh doanh cao, sẵn sàng giảm giá để giành giật thị phần. Những doanh nghiệp cũng mới tham gia thị trường như Beeline, với tiềm lực công ty mẹ Vimpelcom hùng mạnh ở Nga, sẵn sàng chấp nhận lỗ trong thời gian đầu để giành giật thị phần ở đây. Beeline chi rất nhiều tiền cho các hoạt động quảng cáo qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo chí; đưa ra các mức cước rất hấp dẫn như gói cước BOOM cho phép gọi đến tất cả các mạng trong nước chỉ với giá 5 cent/phút, tính cước từng giây; cào thẻ nạp tiền trúng thưởng xe Chevrolet Spark… Ngoài ra, Beeline có chính sách lương rất hấp dẫn, cùng một vị trí tương đương nhau ở hai doanh nghiệp thì người lao động Beeline có thể nhận được mức lương cao tới 1,5 lần so với ở Viettel Campuchia. Để đối phó với môi trường cạnh tranh khốc liệt này, Viettel Campuchia đã phải nỗ lực cải tiến dịch vụ, nâng cao chất lượng phủ sóng để giữ vững lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Đồng thời, để tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, Viettel Campuchia đã tích cực tìm kiếm các công nghệ, dịch vụ mới để cung cấp cho khách hàng, liên tục cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để luôn tạo sự khác biệt với các đối thủ khác trên thị trường.