Mạng lưới, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty Viettel Campuchia - Những bài học kinh nghiệm (Trang 80)

a. Về công nghệ

So với các đối thủ cạnh tranh có mặt trước trên thị trường Campuchia, Viettel Campuchia có một lợi thế lớn là đầu tư mới hoàn toàn hạ tầng mạng lưới, hệ thống thiết bị viễn thông, nhà trạm, tổng đài và các trung tâm điều hành mạng lưới với các công nghệ tiên tiến nhất ví dụ như: Tổng đài MSS sử dụng Kết nối IP, Hệ thống OCS (hệ thống tinh cước online), dung lượng lớn, có khả năng mở rộng, tạo ra các gói cước linh hoạt…

Các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Viettel Campuchia trên thị trường đều có thời gian hoạt động từ lâu, mặc dù họ có lợi thế là hệ thống hạ tầng đầu tư từ trước, đã hết khấu hao từ lâu nên có mức lợi nhuận cao nhưng lại gặp phải không ít khó khăn và chịu nhiều tốn kém khi đầu tư nâng cấp áp dụng các công nghệ mới. Một ví dụ điển hình là mạng Mfone của CamShin, doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường hơn 10 năm qua, có hạ tầng mạng lưới và các tổng đài vẫn sử dụng nền tảng công nghệ cũ, chủ yếu tương thích với các thiết bị viễn thông thế hệ thứ 2 (2G), được nâng cấp đầu tư mới bổ sung để ứng dụng được các công nghệ mới 3G. Các đối thủ mới vào thị trường Campuchia như Beeline của Vimpelcom hay QB của Cadcoms thì mặc dù được đầu tư hạ tầng và trang thiết bị mới nhất nhưng quy mô đầu tư hạ tầng mạng lưới chỉ dừng ở quy mô nhỏ, không bao phủ hết các tỉnh thành của Campuchia và chưa phải là đối thủ cạnh tranh đáng kể của Viettel Campuchia.

Hầu hết các nhà cung cấp mạng tại thị trường Campuchia, ngoại trừ Excell của GT-Tell sử dụng công nghệ CDMA và đang trên con đường diệt vong, đều lựa chọn đầu tư công nghệ GSM. Hiện tại, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông GSM trên thị trường này đều cung cấp dịch vụ 3,5G sử dụng công nghệ HSPA (High Speed Packet Access – Truy cập gói tốc độ cao, bao gồm cả đường tải lên và tải xuống tốc độ cao) ở các khu vực đô thị và phủ sóng 2,5G sử dụng công nghệ HSDPA (High Speed Downlink Packet Access – Truy cập gói đường tải xuống tốc độ cao) ở các khu vực khác. Các nhà cung cấp dịch vụ đều luôn cố gắng cập nhật về công nghệ, không có sự vượt trội nào về công nghệ giữa các đối thủ cạnh tranh tại thị trường

này. Tuy nhiên, Viettel Campuchia có một lợi thế rất lớn so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường là tốc độ triển khai nhanh và hiệu quả. Do đặc thù của ngành viễn thông trên toàn thế giới là công nghệ thay đổi rất nhanh chóng, và tốc độ thay đổi về mặt công nghệ càng ngày càng lớn hơn nên tốc độ triển khai, sớm đưa các công nghệ mới vào sử dụng và khai thác là một yếu tố hết sức quan trọng về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này.

Một thành tích ấn tượng về kỹ thuật và giải pháp của Viettel Campuchia trên thị trường này là mạng Metfone là mạng viễn thông duy nhất tại Campuchia phủ sóng được trong khu vực đền Angkor Wat. Đặc điểm của khu đền này là chu vi dài 6km, diện tích 200ha nhưng trong khu vực đền và các khu vực lân cận, theo yêu cầu của chính phủ Campuchia cũng như UNESCO, không một nhà cung cấp mạng viễn thông nào được phép xây dựng các cột BTS phục vụ việc phát sóng để khỏi ảnh hưởng đến cảnh quan khu đền. Với quyết tâm tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, Viettel Campuchia đã phối hợp với Viettel Technologies, một công ty chuyên nghiên cứu, chế thử các thiết bị công nghệ mới của Tập đoàn Viettel, đưa được sóng điện thoại của mạng di động Metfone phủ toàn bộ khu vực đền, sử dụng các thiết bị repeater (tiếp sóng) ngụy trang do chính Viettel Technologies nghiên cứu, chế tạo ra (tương tự với công nghệ đã giúp Viettel phủ sóng thành công hầm đèo Hải Vân tại Việt Nam). Giải pháp này vừa đảm bảo kỹ thuật cho vùng phủ sóng, vừa thỏa mãn các yêu cầu khắt khe về giữ gìn cảnh quan trong khu vực. Việc Viettel Campuchia phủ sóng thành công đền Angkor Wat đã được chính phủ Campuchia đánh giá rất cao và tạo được nhiều thiện cảm đối với người dân đất nước này.

b. Về trang thiết bị kỹ thuật

Trang thiết bị kỹ thuật của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Campuchia là tương đối phong phú nhưng nhìn chung, giữa thiết bị của các hãng sản xuất khác nhau không có nhiều điểm khác biệt lớn về mặt tính năng hay hiệu năng sử dụng. Tuy nhiên, giữa các hãng cung cấp thiết bị công nghệ vẫn có những điểm khác biệt nhất định. Các đối thủ cạnh tranh của Viettel Campuchia hầu hết sử dụng thiết bị do

các nhà cung cấp lớn, ví dụ như Mobitel sử dụng phần lớn thiết bị của Ericsson và mới đây là các thiết bị công nghệ 3G - 3,5G của Alcatel Lucent, hay như CamShin chủ yếu sử dụng các thiết bị hạ tầng kỹ thuật của Siemens. Đặc điểm của các hãng cung cấp thiết bị lớn là họ thường cung cấp thiết bị trọn gói, từ giải pháp hạ tầng mạng lưới đến các thiết bị viễn thông di động, thiết bị đầu cuối và giá của các hãng này là khá cao. Khi cần nâng cấp đầu tư hệ thống, các nhà cung cấp dịch vụ lại phải quay lại sử dụng tiếp các sản phẩm của nhà cung cấp này và theo đó dễ bị phụ thuộc vào sự phát triển công nghệ của chính các hãng sản xuất. Đối với Viettel Campuchia, nhà cung cấp các trang thiết bị cho hầu hết toàn bộ hệ thống mạng lưới và các thiết bị viễn thông của nhà sản xuất hàng đầu Trung Quốc là Huawei. Đặc điểm các thiết bị của Huawei là giá rẻ, dễ triển khai, dễ tích hợp với các hệ thống khác, có khả năng chỉnh sửa, tăng giảm cấu hình dễ dàng bằng cách thêm bớt các module, rất thuận tiện cho việc phát triển, mở rộng hệ thống. Đương nhiên là về mặt chất lượng của từng thiết bị tương ứng, các sản phẩm của Huawei kém hơn so với thiết bị của các hãng lớn, nhưng lại có đầy đủ các tính năng của nhiều nhà cung cấp khác nhau, và với giá mức giá tốt, khả năng cung ứng sản phẩm dồi dào, việc Viettel Campuchia lựa chọn sử dụng thiết bị của Huawei là rất đúng đắn, phù hợp với định hướng phát triển nhanh mạng lưới trên quy mô lớn.

Một lợi thế của Viettel Campuchia về đầu tư trang thiết bị kỹ thuật là giống như Viettel tại Việt Nam, công ty này không nhất thiết phải đầu tư toàn bộ các trang thiết bị nhà trạm, ăng – ten trọn gói của một hãng sản xuất như các nhà cung cấp mạng khác mà có thể kết hợp công nghệ của nhiều nhà cung cấp khác nhau, tự tích hợp vào trong các nhà trạm và hệ thống cột do Viettel tự thiết kế, xây dựng, tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư ban đầu. Trong quá trình xây dựng và phát triển mạng viễn thông tại Việt Nam, Tập đoàn Viettel đã có rất nhiều kinh nghiệm về phát triển hạ tầng, cũng như có nhiều sáng kiến, ý tưởng nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị, tiết kiệm chi phí đầu tư. Do có sự tương đồng lớn về điều kiện xã hội, điều kiện địa lý, khí hậu, môi trường giữa Việt Nam và Campuchia mà Viettel Campuchia có thể đưa vào áp dụng ngay cho hoạt động của chính công ty này.

Ngoài ra, Viettel Campuchia có lợi thế khi tận dụng được các năng lực sản xuất kinh doanh của các công ty khác trong Tập đoàn Viettel trong việc hỗ trợ về mặt kỹ thuật như ứng dụng hệ thống thết bị theo dõi nhà trạm do Công ty Viettel Technologies chế tạo, sử dụng các dịch vụ đo kiểm, tối ưu chất lượng mạng của Viettel Telecom và Viettel Technologies, thuê lao động của Viettel Constructions thực hiện các công việc liên quan đến kéo cáp, xây dựng nhà trạm v.v…

c. Hạ tầng mạng lưới

Hạ tầng mạng lưới là điểm nổi bật nhất tạo nền tảng vững chắc cho thành công của Viettel khi đầu tư vào thị trường Campuchia. Theo đúng chiến lược kinh doanh đã tạo nên thành công cho Viettel tại Việt Nam, khi bước chân sang đầu tư tại thị trường Campuchia, công việc đầu tiên của Viettel Campuchia là phát triển hạ tầng mạng lưới truyền dẫn. Trong kinh doanh dịch vụ viễn thông, mạng lưới truyền dẫn được hiểu như xương sống, mạch máu của toàn bộ kiến trúc kỹ thuật. Trên cơ sở định hướng chiến lược của Tập đoàn Viettel, ngay khi nhận được giấy phép hoạt động tại Campuchia, Viettel Campuchia đã tập trung phát triển hạ tầng mạng lưới trên phạm vi khắp đất nước và kết quả là vào thời điểm tháng 02 năm 2009, thời điểm khai trương mạng viễn thông Metfone, công ty đã sở hữu hơn 10.000 km cáp quang phủ đến hơn 70% số huyện, hơn 1.700 trạm phát sóng BTS 2G phủ đến 80% số xã, với dung lượng mạng lõi đáp ứng đến 4 triệu thuê bao... Đến thời điểm hiện nay, các con số này đã nâng lên tới hơn 15.000 km cáp quang, phủ đến 100% số huyện và 80% số xã, với hơn 3000 trạm BTS 2G và gần 1000 trạm BTS 3G [1]. Với hạ tầng truyền dẫn và nhà trạm như vậy, Metfone của Viettel Campuchia là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có vùng phủ sóng lớn nhất trên đất nước Campuchia, mang sóng di động đến tận các vùng nông thôn hẻo lánh, các vùng biển đảo, tạo điều kiện cho người dân ở các khu vực này tiếp cận với các dịch vụ thông tin di động và tạo điều kiện về thông tin liên lạc cho những doanh nghiệp đến phát triển kinh tế cũng như các hoạt động của chính phủ ở khu vực này. Các đối thủ của Viettel tại Campuchia không có nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nào có được hạ tầng mạng lưới cáp quang trên đủ 24 tỉnh thành. Nguyên nhân chủ yếu là đầu tư hạ

tầng mạng cáp quang chi phí quá đắt, triển khai khó, mất nhiều thời gian và chủ yếu do chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp này trước đây quá tập trung vào thành phố, không chú trọng nông thôn (do yếu tố văn hóa, chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn quá lớn). Nhà cung cấp mạng có hạ tầng mạng lưới lớn

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty Viettel Campuchia - Những bài học kinh nghiệm (Trang 80)