Điều kiện chính sách luật pháp

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty Viettel Campuchia - Những bài học kinh nghiệm (Trang 86)

Các chính sách kinh tế của nhà nước Campuchia hướng tới xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường và thực hiện chính sách tự do kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp của Campuchia còn chưa hoàn thiện, còn thiếu nhiều đạo luật (Luật viễn thông chưa được ban hành). Một số luật đã ban hành thì còn thiếu các văn bản hướng dẫn…Riêng trong ngành viễn thông, Campuchia đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà khai thác viễn thông do sự ổn định chính trị, chính sách kinh tế và đầu tư tự do. Campuchia có rất ít hạn chế đối với đầu tư nước ngoài và không có hạn chế đặc biệt nào đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông. Chính sách tự do hóa kinh tế nói chung và sự không hạn chế đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông đã thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài vào ngành. Với 9 nhà khai thác đã được cấp giấy phép và đi vào hoạt động, thị trường viễn thông Campuchia đã trở nên một thị trường có mức cạnh tranh hết sức gay gắt. Do đến nay vẫn chưa có Luật viễn thông, MPTC đồng thời đóng vai trò nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và giám sát, bao gồm cả trách nhiệm cấp và quản lý các giấy phép đầu tư, giải tần số cho lĩnh vực bưu chính viễn thông. Trước khi thành lập Telecom Cambodia năm 2005, MPTC còn tham gia trực tiếp vào ngành với vai trò nhà độc quyền cung cấp dịch vụ cố định. Gia nhập WTO Cambodia cam kết cung cấp tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia với nhiều loại dịch vụ, bao gồm: voice telephone, truyền dữ liệu, fax, email, thư thoại, trao đổi dữ liệu dịch vụ điện tử.

2.3.2. Các nhân tố thuộc môi trƣờng vi mô (sử dụng mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh của Michael Porter)

2.3.2.1. Quyền lực mặc cả của nhà cung cấp

Nhà cung cấp hiểu trong trường hợp này chính là thị trường các yếu tố đầu vào của ngành viễn thông tại Campuchia. Các yếu tố đầu vào chính của ngành gồm có năng lượng như xăng, điện, các thiết bị, nguyên liệu, sản phẩm viễn thông và lao động. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông tại Campuchia thì khả

năng tiếp cận tới các yếu tố đầu vào mang tính chất phổ dụng như xăng, điện, nguyên liệu và lao động là gần như nhau và không ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh khi so sánh giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Yếu tố nguồn điện chỉ ảnh hưởng trực tiếp và gây khó khăn đến riêng Viettel Campuchia trong chiến lược phát triển hạ tầng mạng lưới đến khu vực vùng sâu vùng xa. Nhà trạm, thiết bị của ngành viễn thông đều cần có nguồn điện để vận hành. Ở Campuchia, do nhiều vùng nông thông, vùng sâu vùng xa chưa có điện lưới cung cấp đến tận nơi nên Viettel Campuchia chưa thể phát triển mạng lưới đến một số khu vực nhất định. Tuy nhiên, đây chỉ là một bộ phận nhỏ của thị trường và không có tính chất quyết định tác động đến thành bại của doanh nghiệp. Như vậy, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chỉ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố đầu vào chủ chốt là trang thiết bị, sản phẩm đầu vào và người lao động.

Kinh doanh viễn thông bản chất là kinh doanh hạ tầng. Xây dựng được hệ thống hạ tầng với chi phí càng thấp với chất lượng càng cao thì doanh nghiệp càng dễ thu được lợi nhuận. Hạ tầng mạng viễn thông bao gồm chủ yếu là hệ thống thiết bị và đường cáp truyền dẫn tín hiệu. Thị trường trang thiết bị và sản phẩm đầu vào cho ngành viễn thông tại Campuchia có sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà cung cấp như Siemens, Errison, Alcatel-Lucent của Châu Âu và Huawei, ZTE của Trung Quốc. Các đối thủ cạnh tranh lớn của Viettel Campuchia vẫn ưa chuộng sử dụng trang thiết bị của các hãng cung cấp tên tuổi, trong khi chiến lược phát triển nhanh trên quy mô lớn của Viettel lại thích hợp sử dụng các trang thiết bị và sản phẩm của các nhà cung cấp Trung Quốc. Thiết bị của các hãng lớn thường có các tính năng đặc trưng, đi kèm với yêu cầu lắp đặt trang bị đồng bộ và giá thành cao nhưng khi sử dụng các thiết bị này, nhà mạng thường được hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp trong triển khai, lắp đặt từ chính các nhà cung cấp. Đối với các sản phẩm của các nhà sản xuất Trung Quốc, người sử dụng lại có lợi ích là dễ triển khai, dễ mở rộng. Viettel Campuchia với thế mạnh là đội ngũ kỹ thuật viên có kiến thức, có kinh nghiệm từ Việt Nam sang có đủ năng lực để triển khai, sử dụng hiệu quả thiết bị của các hãng Trung Quốc. Hai

nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc là Huawei và ZTE lại đang cạnh tranh gay gắt trên thị trường khu vực nên Viettel cũng tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi nhận được các ưu đãi về giá cả, điều kiện thương mại và hỗ trợ kỹ thuật từ cuộc cạnh tranh giữa các hãng này.

2.3.2.2. Quyền lực mặc cả từ khách hàng

Đầu ra của thị trường viễn thông chủ yếu là khách hàng tổ chức và cá nhân đơn lẻ. Đối với ngành viễn thông, quyền lực đàm phán giá cả của khách hàng là hầu như không có, nhưng khách hàng lại có thể tự do lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ của nhiều nhà cung cấp trên thị trường với mức độ thỏa dụng là khá tương đồng. Chi phí dể khách hàng chuyển đổi từ sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác là gần như không đáng kể. Dịch vụ viễn thông cũng là một dịch vụ có độ nhạy cảm về giá rất cao, người tiêu dùng Campuchia lại khá thực dụng, thấy rẻ là dùng, dó đó, cuộc cạnh tranh trên thị trường viễn thông có nhiều nhà cung cấp dịch vụ như ở Campuchia là rất khốc liệt. Để chiến thắng trong cuộc chiến tranh giành khách hàng, Viettel đã đưa ra các chiến lược như xã hội hóa bán hàng để xâm nhập vào thị trường nông thôn, vùng sâu vùng xa mà các đối thủ khác khó với tới, tạo ra các gói cước linh hoạt cho người dân có thể dễ dàng lựa chọn hình thức sử dụng cho phù hợp với nhu cầu của mình và đặc biệt là tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ khác ở khả năng phủ sóng rộng trên khắp đất nước Campuchia và những khu vực mà đối thủ khác không phủ sóng được như khu vực đền Angkor Wat. Những chiến lược tạo nên sự khác biệt đã củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của Viettel Campuchia, giúp cho doanh nghiệp này không chỉ giữ được các khách hàng hiện tại mà còn giành được khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh của mình.

2.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Các đối thủ của Viettel Campuchia tại thị trường này hầu hết là các doanh nghiệp chi nhánh, công ty thành viên của các doanh nghiệp viễn thông lớn tại nước ngoài. Năng lực cạnh tranh của các đối thủ này là rất mạnh mẽ, họ nhận

với tình hình mới và sẵn sàng chấp nhận thay đổi để nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Ví dụ như cuộc chiến cạnh tranh về giá cước, Viettel Campuchia chỉ dẫn đầu về việc giảm giá cước khi mới tham gia thị trường, nhưng các đối thủ đã có mặt lâu năm ở Campuchia với lợi thế hạ tầng triển khai từ lâu, đã khấu hao hết, đang có lợi nhuận kinh doanh cao, sẵn sàng giảm giá để giành giật thị phần. Những doanh nghiệp cũng mới tham gia thị trường như Beeline, với tiềm lực công ty mẹ Vimpelcom hùng mạnh ở Nga, sẵn sàng chấp nhận lỗ trong thời gian đầu để giành giật thị phần ở đây. Beeline chi rất nhiều tiền cho các hoạt động quảng cáo qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo chí; đưa ra các mức cước rất hấp dẫn như gói cước BOOM cho phép gọi đến tất cả các mạng trong nước chỉ với giá 5 cent/phút, tính cước từng giây; cào thẻ nạp tiền trúng thưởng xe Chevrolet Spark… Ngoài ra, Beeline có chính sách lương rất hấp dẫn, cùng một vị trí tương đương nhau ở hai doanh nghiệp thì người lao động Beeline có thể nhận được mức lương cao tới 1,5 lần so với ở Viettel Campuchia. Để đối phó với môi trường cạnh tranh khốc liệt này, Viettel Campuchia đã phải nỗ lực cải tiến dịch vụ, nâng cao chất lượng phủ sóng để giữ vững lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Đồng thời, để tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, Viettel Campuchia đã tích cực tìm kiếm các công nghệ, dịch vụ mới để cung cấp cho khách hàng, liên tục cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để luôn tạo sự khác biệt với các đối thủ khác trên thị trường.

2.3.2.4. Mối đe dọa từ đối thủ nhập ngành tiềm năng

Campuchia là quốc gia có môi trường đầu tư rất hấp dẫn, chính phủ Campuchia khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại đây để đem lại lợi ích cho người dân. Viettel Campuchia đã gây ấn tượng là từ một doanh nghiệp mới gia nhập ngành đã nhanh chóng vươn lên vị trí đứng đầu. Tuy nhiên, từ khi Viettel tham gia thị trường và đã khơi dậy một cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường viễn thông Campuchia, đến thời điểm hiện tại, một doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường Campuchia sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Thị trường viễn thông của Campuchia cũng đang tiến dần đến điểm bão

hòa, giá cước hiện tại trên thị trường hiện nay đã là quá thấp, các đối thủ trên thị trường đã rất giàu kinh nghiệm và đã tạo lập những vị thế vững chắc. Như vậy, mối đe dọa từ một doanh nghiệp mới hoàn toàn tham gia thị trường là rất thấp. Một doanh nghiệp thời điểm này tham gia thị trường mà phải chấp nhận bỏ ra chi phí ban đầu lớn để xây dựng hạ tầng mạng lưới mà chỉ thu được cước phí thấp như các đối thủ cạnh tranh hiện tại thì không thể tồn tại nổi trên thị trường Campuchia. Với tình hình hiện nay, trên thị trường Campuchia chỉ có thể xuất hiện các đối thủ gia nhập ngành theo hình thức doanh nghiệp thuê hạ tầng sẵn có của doanh nghiệp khác và bán dịch vụ hoặc các đối thủ hiện tại của Viettel Campuchia sát nhập với nhau để hợp lại thành một doanh nghiệp lớn hơn (trường hợp xảy ra giữa Star-Cell và SmartPhone). Tuy nhiên, với ưu thế áp đảo như hiện nay, cùng với tư tưởng luôn tìm cách đổi mới, không chủ quan, Viettel Campuchia vẫn có cơ hội giữ vững vị trí đứng đầu trên thị trường Campuchia trong thời gian tới.

2.3.2.5. Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế

Do đặc thù của ngành viễn thông, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông hầu như không gặp phải sự đe dọa nào từ sản phẩm thay thế. Có chăng thì trên thị trường cũng chỉ xuất hiện thêm các công nghệ mới, làm cho các sản phẩm, dịch vụ viễn thông trở nên đa dạng hơn. Tuy nhiên, với đặc điểm là có khả năng thích ứng nhanh với công nghệ mới, luôn nhận được sự hỗ trợ của công ty mẹ tại Việt Nam, Viettel Campuchia ít bị đe dọa bởi sự xuất hiện các công nghệ mới trên thị trường.

2.4. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIETTEL CAMPUCHIA (SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWOT) (SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWOT)

Qua các phân tích về năng lực cạnh tranh của Viettel Campuchia như đã trình bày ở các phần trên, ta có thể đánh giá một cách tổng quát về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp này trên thị trường Campuchia (sử dụng mô hình SWOT) như bảng sau:

Bảng 2.5. Ma trận năng lực cạnh tranh của Viettel Campuchia S: Strengths (điểm mạnh):

- Hạ tầng mạng lưới khắp toàn quốc - Đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, kỷ luật lao động cao

- Chiến lược bán hàng hợp lý

- Gần gũi về mặt địa lý, am hiểu về văn hóa (so với các đối thủ từ xa đến đầu tư) - Sản phẩm, dịch vụ đa dạng

- Công ty mẹ lớn mạnh - Có thương hiệu tốt

- Khả năng thích ứng nhanh, chấp nhận thay đổi

W: Weaknesses (điểm yếu):

- Không am hiểu, gần gũi thị trường (so với các đối thủ bản địa)

- Chính sách đãi ngộ, lương cho người lao động không tốt bằng các đối thủ lớn - Chính sách giá cước không tốt bằng đối thủ

O: Opportunities (cơ hội):

- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài của chính quyền

- Người dân tín nhiệm

T: Threats (thách thức):

- Thị trường sắp đến điểm bão hòa - Sự bắt tay của các đối thủ lớn

Qua việc tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức theo ma trận như trên, ta có thể thấy Viettel Campuchia có nhiều điểm mạnh khi tham gia thị trường Campuchia. Công ty đã biết tận dụng các điểm mạnh này và nắm bắt tốt cơ hội tạo nên sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, vươn lên dẫn đầu thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh các điểm mạnh cũng như cơ hội, công ty Viettel Campuchia cũng bộc lộ một số điểm yếu so với các đối thủ và sắp phải đương đầu với những thách thức lớn trong thời gian sắp tới. Các khuyến nghị về chiến lược, chính sách giúp Viettel Campuchia củng cố, phát huy các điểm mạnh, cũng như khắc phục các điểm yếu, vượt qua các mối đe doạ trên thị trường sẽ được trình bày cụ thể theo các bài học kinh nghiệm trong Chương 3.

CHƢƠNG 3

CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIETTEL CAMPUCHIA CŨNG NHƢ CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG

ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI

3.1. CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIETTEL CAMPUCHIA

Dù đã đạt những thành công vang dội trên thị trường Campuchia, chỉ trong thời gian ngắn vươn lên trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đứng đầu thị trường cả về hạ tầng mạng lưới, số lượng thuê bao và doanh thu nhưng Viettel Campuchia cũng có không ít các bài học kinh nghiệm để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, giữ vững được vị trí số một trên thị trường này.

3.1.1. Các bài học từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel tại Việt Nam

3.1.1.1. Bài học về thuê bao ảo

Nhìn lại thị trường dịch vụ viễn thông tại Việt Nam hiện nay, tính đến thời điểm hết Quý 1 năm 2011, theo thống kê của Wireless Intelligence có khoảng 120 triệu thuê bao di động, trong đó có khoảng 14 triệu thuê bao trả sau và khoảng 106 triệu thuê bao trả trước. Trong khi đó, tổng dân số Việt Nam đến thời điểm hiện nay chỉ vào khoảng gần 90 triệu dân. Như vậy, tỷ lệ thuê bao di động trên đầu người tại Việt Nam (tính cả trẻ nhỏ và người già) là khoảng 1,3 thuê bao trên đầu người. Mặc dù có một số lượng không nhỏ khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông sở hữu 2 số điện thoại hoặc thậm chí 3, 4 số hoặc nhiều hơn nhưng điều này cũng không phải là lý do giải thích số lượng thuê bao di động tại Việt Nam lại vượt xa tổng dân số. Nguyên nhân của sự chênh lệch này chính là tình trạng phát sinh các thuê bao ảo, là các thuê bao mới theo hình thức trả trước, theo các chính sách khuyến mại và thu hút khách hàng của các nhà mạng, được sở hữu số tiền trong tài khoản lớn hơn nhiều so với số tiền bỏ ra để đăng ký sử dụng các thuê bao này. Hiện tượng các hãng kinh doanh viễn thông bán bộ SIM kit với số tiền trong tài khoản nhiều gấp 2, gấp 3 số tiền mua bộ kit, dẫn đến tình trạng khách hàng không mua thẻ cào nạp vào tài khoản của số điện thoại đang sử dụng mà chuyển sang mua bộ các bộ kit khuyến

mại này để tiết kiệm chi phí sử dụng điện thoại. Việc bán bộ kit khuyến mại như vậy giúp nhà mạng giải quyết ngay trước mắt được vấn đề doanh thu, kích thích được người tiêu dùng sử dụng sim của mình nhưng lại dẫn đến những yếu tố tiêu cực. Thường thì các khách hàng mua bộ kit khuyến mại này, sau khi sử dụng hết số tiền trong tài khoản là bỏ sim đó đi và chuyển sang mua bộ kit khuyến mại khác. Tình trạng này gây ra nhiều yếu tố tiêu cực cho nhà cung cấp dịch vụ như: Tốn kém

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty Viettel Campuchia - Những bài học kinh nghiệm (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)