Các yếu tố vùng miền ảnh hưởng đến sự phát triển giáodục

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh (Trang 42)

- Quản lý nề nếp, tháiđộ học tập của học sinh.

2.1.4 Các yếu tố vùng miền ảnh hưởng đến sự phát triển giáodục

Những năm gần đây Giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng khó, vùng dân tộc được Đảng, nhà nước, ngành Giáo dục, Chính quyền địa phương quan tâm đầu tư để phát triển đã đạt được những thành tựu đáng kể như mạng lưới trường tiểu học đã phủ kín các xã, số trường, lớp tăng lên để gần dân hơn, tạo thêm thuận lợi cho học sinh đi học, về THCS tăng nhanh hầu hết các trung tâm xã đều có trường THCS, Mạng lưới trường THPT cũng không ngừng phát triển. Tuy nhiên giữa miền núi, vùng dân tộc và các vùng khác của Việt Nam còn có sự chênh lệch về chất lượng giáo dục rất lớn. Tức là trong giáo dục chưa có sự bình đẳng thực sự. Giáo dục vùng dân tộc, vùng cao, vùng sâu, vùng khó xuất phát điểm thấp và còn nhiều thiệt thòi.

Những yếu kém bất cập như tỷ lệ trẻ nhập học các cấp chưa cao, chất lượng dạy học, hiệu quả giáo dục còn thấp, tỷ lệ lưu ban bỏ học cao, cơ hội để học tập thành công rất khó khăn, các hình thức và nội dung giáo dục đặc thù chưa phát triển vững chắc, chất lượng đào tạo chưa tương xứng với sự đầu tư của nhà nước, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn nghèo nàn thiếu thốn.

Nguyên nhân của những yếu kém kể trên bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan là mạng lưới trường lớp vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc chưa đáp ứng được nhu cầu của người học, môi trường giáo dục vùng khó chưa thuận lợi, cự ly đi học THCS, THPT khá xa, nhiều học sinh phải trọ học khiến chi phí cho học tập tăng lên, cơ sở hạ tầng, trường lớp, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, chưa đảm bảo cho nhu cầu dạy và học, thầy cô còn một bộ phận trình độ nghiệp vụ và chuyên môn còn nhiều bất cập, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chương trình,

sách giáo khoa nặng nề, quá tải, chưa phù hợp với học sinh vùng khó, vùng dân tộc. Công tác quản lý giáo dục vùng khó chưa được chú ý đúng mức, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý chưa đủ mạnh. Nguyên nhân khách quan là do nhận thức và nhu cầu của một bộ phận đồng bào ở những vùng khó, vùng đồng bào dân tộc chưa cao, đời sống kinh tế của một bộ phận lớn của đồng bào dân tộc chưa ổn định, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, gia đình học sinh nghèo nên đi học thiếu thốn đủ thứ: gạo, ngô, thực phẩm để ăn, quần áo để mặc, sách vở để học…Đa phần học sinh ở nơi này ngoài giờ học các em còn phụ giúp gia đình lao động, nên thời gian học tập ít, ăn không đủ chất dẫn đến kết quả học tập yếu kém. Ở Tây Nguyên nhiều trường đã có hiện tượng học sinh bỏ học hàng loạt.

Như vậy có 3 yếu tố cơ bản làm nên giáo dục: cơ sở trường lớp, trang thiết bị phục vụ dạy và học, đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh vùng khó, vùng đồng bào dân tộc đang trong tình trạng còn yếu kém và bất cập. Sự nghiệp giáo dục vùng khó, vùng dân tộc phải vượt lên mạnh mẽ mới đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu về giáo dục bình đẳng và bền vững.

Trong giáo dục công bằng, dân chủ có nghĩa là bảo đảm cho mọi công dân quyền bình đẳng về cơ hội học tập và cơ hội thành đạt trong học vấn. Ngày nay, đó không chỉ là một nguyên tắc đạo đức mà còn là điều kiện để bảo đảm sự phát triển của xã hội. Chỉ khi có công bằng, dân chủ trong giáo dục, chỉ khi mọi người, dù giàu nghèo, sang hèn, đều có cơ hội học tập và thành đạt ngang nhau thì tiềm năng trí tuệ của xã hội mới được khai thác hết. Hiện nay học sinh ở các tỉnh miền núi, các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc đi học đã khó mà cơ hội học tập thành công càng khó hơn. Với chế độ học tập buộc phải học thêm ngoài giờ rất nhiều như hiện nay, phải tốn kém nhiều khoản ngoài học phí, dẫn đến tình trạng bỏ học với tỷ lệ cao là điều khó tránh khỏi.

Có thể khẳng định rằng, sự quan tâm đầu tư cho giáo dục miền núi, vùng cao trong thời gian qua là rất lớn nhưng do xuất phát điểm thấp, điều kiện khó khăn nên sự nghiệp giáo dục vùng khó chưa thoát khỏi tình trạng

kém phát triển, thành tựu giáo dục vùng khó trong những năm gần đây là rất lớn, không chỉ nâng cao dân trí, nhận thức của người dân mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo nền kinh tế- xã hội địa phương. Tuy nhiên nếu so với những vùng phát triển, vùng đồng bằng thì tốc độ phát triển giáo dục miền núi, vùng cao còn quá chậm, thậm chí có nguy cơ tụt hậu. Chất lượng giáo dục vùng khó là một bài toán nan giải. Hiện nay tỷ lệ trẻ theo học mẫu giáo rất thấp điều này khiến trẻ gặp rất nhiều trở ngại khi vào học phổ thông, chất lượng giáo dục tiểu học không đạt yêu cầu nên khi học lên các lớp lớn hơn thì nhiều em không theo nỗi chương trình dẫn đến chán học rồi bỏ học giữa chừng. Ngay cả các em học trong các lớp học bình thường thì chất lượng cũng không cao do tình trạng “dạy chay, học chay” còn khá phổ biến.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w