Giải pháp phát triển giáodục vùng núi, vùng dân tộc từ năm 2008-2020 của Bộ GD-ĐT.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh (Trang 92 - 93)

- Quản lý nề nếp, tháiđộ học tập của học sinh.

7 Đưa công tác duy trì sĩ số làm tiêu chí

3.1.2 Giải pháp phát triển giáodục vùng núi, vùng dân tộc từ năm 2008-2020 của Bộ GD-ĐT.

2008-2020 của Bộ GD-ĐT.

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT thì giáo dục vùng núi, vùng cao vùng dân tộc còn yếu kém về nhiều mặt như tỷ lệ trẻ nhập học các cấp học chưa cao; chất lượng dạy học, hiệu quả giáo dục còn thấp. Đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học. Các hình thức và nội dung giáo dục đặc thù chưa phát triển vững chắc, đặc biệt hơn là tình trạng học sinh vùng khó dân tộc bỏ học đang ngày càng gia tăng. Sở dĩ tồn tại những yếu kém trên là do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Về nguyên nhân chủ quan, Thứ trưởng Luận nhấn mạnh: Vùng dân tộc và miền núi chưa có trường mầm non nên việc thu hút trẻ đi học gặp nhiều khó khăn. Trường tiểu học ở vùng dân tộc thường có nhiều điểm trường. Việc dạy học các điểm trường lẻ thường gặp nhiều khó khăn nên chất lượng không đảm bảo. Từ đó khi học lên các bậc học cao hơn học sinh không có khả năng theo kịp chương trình. Bên cạnh đó, công tác quản lý giáo dục dân tộc chưa được chú ý đúng mức; chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý và học sinh dân tộc chưa đủ mạnh…Hiện nay nội dung trong sách giáo khoa còn cao và chưa phù hợp với học sinh vùng khó, vùng dân tộc. Dung lượng một số bài còn nhiều và nặng. Cách diễn đạt ở một số nội dung chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, trình độ tiếng Việt của học sinh vùng dân tộc, chưa tạo được sự hấp dẫn đối với các em. Nhận thức và nhu cầu học tập của một bộ phận đồng bào dân tộc chưa cao, đời sống kinh tế của một bộ phận đồng bào chưa ổn định, tỷ lệ hộ nghèo còn cao cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho giáo dục dân tộc yếu kém và tồn đọng nhiều bất cập. Trước tình trạng học sinh sinh vùng khó, vùng dân tộc bỏ học ở Di Linh ngày càng gia tăng, Sở GD-ĐT cho rằng: Kết quả thực hiện “hai không” thiếu định hướng ở một số huyện đã tạo nên hiệu ứng ngược chiều, học sinh bị “sốc” trước kết quả đánh giá của nhà trường dẫn đến chán nản và bỏ học tăng đột biến ở một số huyện vùng cao như Di Linh, Đạ Tẻ, Đơn Dương … Cuộc vận động “hai không” đối với Giáo

dục, nhất là Giáo dục vùng khó, vùng dân tộc chỉ mới dừng lại ở đánh giá thực chất, chưa có giải pháp tích cực để tạo động lực thúc đẩy sự tích cực học tập cho học sinh mà ngược lại tạo ra tâm trạng mặc cảm, sợ học, chán học dẫn đến bỏ học ở một bộ phận học sinh yếu.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w