Tình hình học sinh bỏ học trên phạm vi toàn quốc

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh (Trang 44 - 48)

- Quản lý nề nếp, tháiđộ học tập của học sinh.

2.2.1. Tình hình học sinh bỏ học trên phạm vi toàn quốc

Học sinh bỏ học thì nước nào cũng có, cho dù giàu hay nghèo, phát triển hay đang phát triển thì tình trạng này cũng lặp đi lặp lại trên thế giới và nhiều nước đã bỏ ra hàng tỷ đô-la để cải thiện tình trạng này nhằm giải tỏa những nguyên nhân dẫn đến sự bỏ học của học sinh và kéo những em này trở lại khuôn viên nhà trường bằng nhiều giải pháp phù hợp.

Thời gian gần đây, dư luận đang “nóng” lên vì những thông tin học sinh bỏ học. Tình trạng học sinh bỏ học hàng loạt đang gia tăng trên các địa phương khiến những ai có tâm huyết với giáo dục không khỏi trăn trở, nhức nhối.

Những năm gần đây, tình trạng học sinh ở các vùng nông thôn, miền núi bỏ học luôn ở mức cao và gia tăng so với các nơi khác. Thông tin về tình trạng học sinh bỏ học liên tiếp được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tỉnh ít cũng một vài ngàn, tỉnh nhiều thì hơn chục ngàn học sinh bỏ học. Theo số liệu của bộ Giáo dục & Đào tạo công bố cụ thể:

+ Năm học 2003-2004: Thống kê ở ba cấp học phổ thông (Tiểu học,THCS,THPT) có hơn 580.000 học sinh bỏ học.

+ Năm học 2004-2005 : Hơn 679.000 HS bỏ học. + Năm học 2005-2006 : Hơn 625.000 HS bỏ học + Năm học 2006-2007: Hơn 186..000 HS bỏ học.

+ Kỳ I năm học 2007-2008: 119.194 HS bỏ học. Theo thống kê của bộ Giáo dục & Đào tạo tính đến ngày 31/3/2008 có 147.005(trên tổng số 15.710.061) học sinh bỏ học, chiếm 0,94%.Theo thứ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển tình trạng học sinh bỏ học là đáng quan tâm nhưng không xẩy ra ở tất cả các vùng tại Việt Nam. Học sinh bỏ học chủ yếu ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.

Ở bậc trung học số học sinh bỏ học nhiều hơn: 106.224. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng có 6089 học sinh bỏ học, các tỉnh Đông bắc có 15.599 học sinh, Tây Bắc là 5.114, Bắc Trung Bộ là 16.791. Nam Trung Bộ là 9.616. Tây Nguyên là 11.162, Đông Nam bộ là 11.601, đồng bằng sông Cửu Long là 30.072.

+ Kỳ I năm học 2008-2009: Hơn 86.000 học sinh bỏ học.

Bậc THPT có tỷ lệ học sinh bỏ học cao hơn các bậc học khác.Theo báo cáo của bộ Giáo dục & Đào tạo gởi Chính phủ ngày 10/3/2009, học kỳ 1 năm học 2008- 2009, cả nước có 86.289 HS bỏ học, chiếm tỷ lệ 0,56 % trong hơn 15,3 triệu học sinh cả nước, đứng đầu bảng là nguyên nhân “ học lực yếu, kém” (38,03%) tiếp đến là do hoàn cảnh gia đình khó khăn (30,36 %). Số liệu này được tính từ khai giảng năm học đến 31/12/2008.

Cụ thể, tỷ lệ học sinh bỏ học ở tiểu học là 0,13 % (gần 9.000 HS), THCS 0,7 % (gần 40.000 HS) và THPT là 1,29% với hơn 38.000 HS. Đồng bằng sông Cửu Long có số HS bỏ học cao nhất nước với gần 25.000 HS, nhưng Tây Nguyên lại có con số tỷ lệ cao nhất 0,96% với hơn 11.000 HS bỏ học

Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia giáo dục thì số liệu thống kê của bộ Giáo dục& Đào tạo chưa thật rõ ràng:

+ Thứ nhất là số liệu học sinh bỏ học được tính theo năm học chứ không phải tính theo năm lịch mà trong thực tế tỷ lệ học sinh bỏ học rơi vào phần lớn là những học sinh có học lực yếu phải thi lại trong hè để được lên lớp. Nếu không được lên lớp qua kỳ thi lại, ở những vùng khó, kinh tế xã hội kém phát triển thì hầu hết các em không được lên lớp đều bỏ học. Những học sinh bỏ học vào thời điểm này không thuộc số liệu thống kê bỏ học. Trong thực tế con số này rất lớn.

Đơn cử: Ở cấp tỉnh, thống kê chính thức của sở Giáo dục & Đào tạo Khánh Hòa cho biết trong học kỳ I năm học 2007-2008 có 1423 HS bỏ học. Nếu tính cả số học sinh bỏ học từ trước khai giảng (bỏ học trong hè, phần lớn do thi lại không được lên lớp), số học sinh bỏ học từ đầu năm học đến hết kỳ I là trên 14.000 HS. Nhưng trong thống kê do Bộ Giáo Dục & Đào tạo công bố chỉ có 1.034 em (399 HS Tiểu học, 518 học sinh THCS, 117 học sinh THPT). Nếu so sánh giữa 1.034 và 14.000 sự chênh lệch là hàng chục lần.

(Nguồn: Báo Tiền Phong thứ ba ngày 08/4/2008) + Thứ hai là nếu tỷ lệ bỏ học giảm một cách đột biến như bộ Giáo dục & Đào tạo công bố thì số học sinh tới trường phải tăng lên. Nhưng mấy năm qua, số học sinh Tiểu học giảm 3 triệu em, số học sinh THCS giảm gần 1 triệu em. Cụ thể số học sinh THCS năm học 2004-2005 có 6.792.000 HS, năm học 2007-2008 còn 5.740.000 HS. Số học sinh THPT cũng bắt đầu giảm. Cụ thể, năm học 2006-2007 có 3.111.280 HS, năm học 2007-2008 còn 3.052.620.

Theo GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên bộ trưởng Bộ Giáo dục thì con số bỏ học trong thực tế phải gấp 5-10 lần con số mà Bộ Giáo dục đã báo cáo. Ông cho biết “Tôi xem đây là tình trạng báo động số 1 của ngành Giáo dục, ngang với lũ lụt hay hỏa hoạn, ngành phải gác lại các việc khác để giải quyết vấn đề này”.

Báo cáo giám sát toàn cầu về phát triển giáo dục cho mọi người vừa được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của liên hợp quốc (UNESCO) công bố cho thấy Việt Nam đang đứng trước nguy cơ không đạt được các mục tiêu dễ định lượng nhất và cũng là những mục tiêu cơ bản nhất cho chỉ số phát triển Giáo dục đến năm 2015 là chăm sóc giáo dục mầm non, phổ cập Giáo dục Tiểu học, xóa mù chữ, môi trường trí thức, cân bằng và bình đẳng giới, chất lượng giáo dục.

Tình trạng này đã được cảnh báo hai năm trước đây, nhưng ngành Giáo dục và chính quyền địa phương vẫn chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu. Đáng lưu ý là tỷ lệ bỏ học đang tăng mạnh không chỉ ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa mà ngay ở khu vực đồng bằng và điển hình là đồng bằng sông Cửu Long. Có nơi tỷ lệ bỏ học chiếm đến 16% theo thông tin từ một cuộc hội thảo giáo dục tại khu vực này.

Một số phân tích cho thấy, con số học sinh bỏ học tương ứng với tỷ lệ các hộ tái nghèo ở các địa phương.Tình trạng bỏ học cũng như chất lượng giáo dục Việt Nam gần đây cũng đã được cảnh báo qua các khảo sát quốc tế là một trong những chỉ số khiến nước ta tụt hậu nhiều hơn so với các nước khác. Theo đó, chỉ số giáo dục Việt Nam giảm nhẹ từ 3,56 xuống còn 3,50 trong năm 2007. Chỉ số này dưới mức bình quân của thế giới và khu vực. Việt nam sẽ ưu tiên tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục ở những vùng miền khó khăn. Mở các trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục cộng đồng để tất cả người dân đều có quyền bình đẳng và được học tập. Đó là các giải pháp được thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đưa ra để rút ngắn khoảng cách về chỉ số giáo dục của Việt Nam so với các nước.

Nhiều giải pháp đã được đưa ra như tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và quản lý, chỉ đạo của các cấp chính quyền; mở rộng cơ hội học tập cho các đối tượng, xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm chất lượng, có tinh thần trách nhiệm cao, có chính sách hỗ trợ đặc biệt, đủ mạnh cho các địa bàn khó khăn, tăng cường công tác tuyên truyền và đẩy mạnh xã hội

hoá... Những giải pháp truyền thống ấy hiện có đạt hiệu quả, nếu không ngăn chặn được tình trạng học sinh bỏ học ? Có lẽ, bởi thế nên ngành GD-ĐT đã đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí để tổ chức phụ đạo cho học sinh, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập, xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và có chính sách hỗ trợ đối với giáo viên có trình độ chuẩn nhưng không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy để được nghỉ sớm trước tuổi. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm của những năm làm Giáo dục, GS.VS Phạm Minh Hạc cho rằng quan trọng nhất là tạo được sự đồng thuận của xã hội dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền từng xã phường, thôn, phố.

(Báo Hà Nội Mới 14/4/2008)

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w