Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh (Trang 55 - 58)

- Quản lý nề nếp, tháiđộ học tập của học sinh.

2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan

Bảng 6. Thành phần, nghề nghiệp gia đình của học sinh bỏ học

Số thứ tự Nghề nghiệp của gia đình Số lượng Tỷ lệ %

1 Nông dân 365 74.6

2 Nghề tự do 54 11.0

3 Buôn bán 28 5.7

4 Thợ thủ công 32 6.5

5 Viên chức 10 2.0

Bảng 7. Hoàn cảnh kinh tế gia đình của học sinh bỏ học

Số TT Hoàn cảnh kinh tế gia đình Số lượng % 1 Thu nhập thấp 312 63.8

2 Đủ ăn 156 31.9

3 Dư dật 21 4.3

Bảng 8. Xếp loại học lực của học sinh bỏ học

Năm học TS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % 05-06 313 0 0 0 0 11 3.6 302 96.4 06-07 425 0 0 1 0.2 18 4.2 406 95.6 07-08 489 0 0 1 0.2 34 7.0 454 92.8 Cộng 1227 0 0 2 0.2 63 5.1 1162 94.7

(Nguồn: Thống kê chất lượng bỏ học của 5 trường thuộc đề tài khảo sát)

Bảng 9. Xếp loại hạnh kiểm của học sinh bỏ học

Năm học TS Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 05-06 313 35 11.2 189 60.4 84 26.8 5 1,6 06-07 425 52 12.2 267 62.8 97 22.8 9 2.1 07-08 489 64 13.1 306 62.6 103 21.1 16 3.3 Cộng 1227 151 12.3 762 62.1 284 23.1 30 2.4

Thống kê bỏ học của học sinh 5 trường THPT trên địa bàn vùng khó huyện Di Linh cho thấy tình trạng bỏ học trên địa bàn vùng khó huyện Di Linh không giảm, có chiều hướng gia tăng.

Tổng hợp 500 phiếu trả lời của học sinh đang học, 150 ý kiến của cha mẹ học sinh có con đang đi học, 200 ý kiến trả của giáo viên và cán bộ quản lý, phỏng vấn trực tiếp 50 học sinh đã bỏ học. Chúng tôi nhận thấy rằng đại đa số học sinh bỏ học của các trường vùng khó huyện Di Linh phần đông là gia đình nông dân nghèo, đời sống kinh tế gia đình hết sức khó khăn, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học chiếm tỷ lệ cao, học sinh bỏ học phải tham gia lao động phụ giúp gia đình, đa phần thiếu thốn điều kiện, phương tiện học tập, không được sự quan tâm chăm sóc học hành của cha mẹ và gia đình, nhiều gia đình học sinh cho rằng con cái họ học thêm nữa cũng chẳng để làm gì nên con cái muốn học thì học mà bỏ cũng chẳng sao, một số bậc phụ huynh do cuộc sống khó khăn, đã khuyên con bỏ học ở nhà lao động sản xuất giúp đở gia đình, nhiều em thấy ở nhà lại vui thích nên sẵn sang từ biệt mái trường mà không mảy may suy nghĩ về tương lai, thêm nữa là giá sách giáo khoa, giá học phí, các khoản tiền quỹ, tiền trang thiết bị học tập…ngày một tăng cao, người nông dân đa số thu nhập thấp và vất vả phải oằn mình vất vả để con cái được tới trường, không ít hộ do quá nghèo, quá túng nên con cái họ phải bỏ dở việc học hành. Qua khảo sát số liệu, cững như kết quả nghiên cứu của bản thân chúng tôi thấy rằng hầu hết học sinh bỏ học thuộc diện yếu, kém về học lực không có khả năng tiếp thu chương trình học đâm ra chán nản, xấu hổ với bạn bè dẫn đến bỏ học. Kế đến là do điều kiện kinh tế gia đình. Phần lớn học sinh bỏ học ở độ tuổi 15 đến 18 có học lực đạt ở mức dưới trung bình, nhiều học sinh đã ở lại lớp nhiều năm. Trong thời gian còn đi học các em đã có những biểu hiện thiếu tập trung và thường đến lớp trể so với các bạn. Qua phỏng vấn các em đã bỏ học phần lớn các em trả lời “ Không thể học nổi nữa,đến lớp cho vui chứ ngồi nghe giảng bài thì chẳng hiểu gì.”. Như vậy có thể thấy các em

đã mất căn bản, điều này làm cho các em chán nản, buông xuôi và không thể tiếp nhận kiến thức mà giáo viên truyền thụ. Điều gì đã làm cho một bộ phận học sinh không nhỏ thua bạn, kém bè và dẫn đến kết quả không mong đợi đó? Tìm hiểu thêm về gia đình học sinh bỏ học có thể nhận định mấy điểm sau: kinh tế gia đình thì rất khó khăn, mặc dù đang tuổi ăn học nhưng các em phải làm mọi việc trong nhà như: cơm nước, chăm sóc em, tham gia việc đồng áng, nương rẫy như một lao động chính trong gia đình…Như vậy, ngoài buổi đến trường, hầu như các em không có nhiều thời gian dành cho việc học. Nhiều gia đình có ý thức việc cho con đến trường là tạo dựng tương lai cho con cái, song lực bất tòng tâm.

Theo các Hiệu trưởng Trường THPT nơi này, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tỷ lệ học sinh bỏ học tăng, trong đó có nguyên nhân phân luồng học sinh chưa tốt, toàn huyện chưa có trường dạy nghề nào, không thể thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, kết quả là học sinh cứ dồn vào Trường THPT, chất lượng đầu vào thấp. Học yếu, mất căn bản nên khi vào học lớp 10, học sinh không theo kịp chương trình, đành bỏ học. Qua khảo sát điều tra chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ học sinh bỏ học ở học sinh khối lớp 10 tăng đột biến so với các khối khác và thường bỏ học sau khi có kết quả học kì I.

Bảng 10. Thống kê số học simh bỏ học theo các nhóm nguyên nhân

Các nguyên nhân bỏ học Số lượng % Thứbậc

1 Do học lực quá yếu không có khả năng lên

lớp hoặc tốt nghiệp các cấp học. 336/489 68.7 1 2 Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn 65/489 13.3 2 3 Do khó khăn thiên tai, dịch bệnh gây ra 25/489 5.1 5

4 Xa trường, đi lại khó khăn 32/489 6.5 3

5 Nguyên nhân khác 31/489 6.4 4

(Tổng hợp báo cáo thống kê học sinh THPT bỏ học năm học 2007-2008 của 5 trường THPT thuộc nghiên cứu của đề tài)

Từ thống kê qua kết quả nghiên cứu cho thấy về nguyên nhân khách quan dẫn đến việc học sinh THPT bỏ học với tỷ lệ rất cao trên địa bàn vùng khó huyện Di Linh thường tập trung vào các nguyên nhân sau đây:

+ Do học lực yếu kém chiếm tỷ lệ 68.7 %

+ Do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn chiếm tỷ lệ 13.3% + Do điều kiện địa lý không thuận lợi chiếm tỷ lệ 6.5 % + Do thiên tai và các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ 11.5 %

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w