Các nguyên nhân bỏ học.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh (Trang 52 - 55)

- Quản lý nề nếp, tháiđộ học tập của học sinh.

2.3. Các nguyên nhân bỏ học.

2.3.1.Các nguyên nhân bỏ học theo đánh giá của Bộ Giáo dục&Đào tạo

Trước thực trạng bỏ học có chiều hướng gia tăng nhất là các vùng miền kinh tế -xã hội chậm phát triển, vùng đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng như các địa phương đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, khảo sát, thống kê để tìm các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học.

Nguyên nhân của tình trạng học sinh bỏ học đã được xác định. Đó là hoàn cảnh gia đình của các em kinh tế quá khó khăn, do học lực yếu kém không theo nổi chương trình, nhà trường chưa thực sự hấp dẫn đối với học sinh, trình độ dân trí ở một số vùng còn lạc hậu về nhận thức, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, đi lại khó khăn…. Các tỉnh có tỷ lệ bỏ học cao đều là những địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn ở miền núi phía bắc, Tây Nguyên và miền Tây Nam Bộ, hoàn cảnh gia đình khó khăn một số học sinh phải bỏ học để phụ giúp gia đình lao động kiếm sống, một số học sinh bỏ học vì theo gia đình di dân tự do. Các trường học ở nơi đây thường thiếu thiết bị, sân chơi, bãi tập. Giáo viên ít có cơ hội giao lưu sinh hoạt, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ…

Những yếu tố này là nguyên nhân hạn chế chất lượng giáo dục và đời sống văn hóa của các nhà trường, do đó làm giảm niềm vui đến trường của học sinh. Một nguyên nhân khác là nhận thức của các cấp lãnh đạo, của người dân và của chính học sinh về tầm quan trọng của tri thức và việc học tập.

Về nguyên nhân chủ quan, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã nghiêm túc chỉ ra những yếu kém, bất cập trong những năm đầu thay sách, đổi mới phương pháp dạy học. Đó là chương trình nội dung dạy học của một bộ sách giáo khoa sử dụng thống nhất trong cả nước rất khó phù hợp với tất cả các vùng miền. Bộ GD-ĐT thừa nhận: Về đội ngũ giáo viên, có một bộ phận tuy đã được chuẩn hóa về bằng cấp nhưng do quá trình đào tạo không liên tục, cho nên năng lực thực sự còn hạn chế. Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng là một khó khăn không nhỏ của lớp giáo viên cao tuổi đã quen với lối dạy học truyền thống.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 10/3 gửi chính phủ, học kỳ I năm học 2008-2009 có 5 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học đó là: Học sinh phổ thông bỏ học do học lực yếu kém chiếm 38,03 % có tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân, tiếp đến là do hoàn cảnh gia đình khó khăn 30,36% và thấp nhất là do ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh 1,13 %. Trong khi đó, dư luận rất nhiều ý kiến chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân khiến học sinh chán nản dẫn đến bỏ học là do chương trình phổ thông còn nhiều bất cập. Sách giáo khoa nặng nề, dàn trải, không phù hợp với những vùng miền khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội chậm phát triển, phương pháp dạy học không phù hợp. Hệ thống giáo dục nặng khoa cử, nhiều lý thuyết, ít thực hành, nhẹ đời sống, nặng hàn lâm. Bên cạnh đó, những biến động của tình hình kinh tế xã hội cũng tác động không nhỏ đến hiện tượng học sinh rời bỏ nhà trường. Trên thực tế nhiều học sinh không tiếp tục học vì không nhìn thấy con đường đi bằng con đường học vấn của mình.

Các nguyên nhân được liệt kê ở phần trên đều có lý. Nhưng đâu là nguyên nhân chính? Đối với mỗi trường, mỗi địa phương, mỗi vùng miền cụ thể, tỷ lệ bỏ học nhiều nhất vì nguyên nhân nào? Mỗi nguyên nhân làm cho bao nhiêu học sinh bỏ học? Một đề tài nghiên cứu về việc học sinh bỏ học trước hết phải trả lời chính xác câu hỏi “ Vì sao em bỏ học” trước khi đưa ra các giải pháp để khắc phục.

Khắc phục tình trạng học sinh bỏ học cần thiết phải có một tầm nhìn dựa trên những căn cứ khoa học, để đề ra những giải pháp căn bản và lâu dài chứ không thể giải quyết bằng những phong trào vận động. Giáo dục là một quá trình, cần phải có thời gian và lộ trình, không thể nóng vội. Cho dù ngành giáo dục, mỗi nhà trường, mỗi nhà giáo đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Nhưng tình trạng học sinh bỏ học trong thời gian qua khiến chúng ta phải suy nghĩ, trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này.

2.3.2.Nguyên nhân học sinh THPT bỏ học trên địa bàn vùng khó huyện Di Linh

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w