- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, phù hợp với điều
3.2.4 Nhóm các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội.
chặt chẽ và có hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội.
Mục tiêu của biện pháp.
- Nguyên nhân khách quan của tình trạng học sinh bỏ học cao được lý giải do nhiều địa phương kinh tế khó khăn chưa quan tâm tới giáo dục. Qua số liệu thống kê học sinh bỏ học của Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố, cũng có địa phương rất khó khăn nhưng tỷ lệ bỏ học của năm học này lại thấp bằng một nửa các nơi khác. Mấu chốt của vấn đề chính là việc phối hợp, quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc nâng cao chất lượng giáo dục khắc phục tình trạng bỏ học tại địa phương.
- Nhận thức là yếu tố là yếu tố đầu tiên của một quá trình hoạt động, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của công việc. Vì vậy việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ quản lý và toàn thể giáo viên, phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội cùng thấy được tầm quan trọng của sự khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong giai đoạn hiện nay và sự cần thiết phải có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia để có thể khắc phục tình trạng bỏ học ở địa phương. Từ thực tiễn công tác quản lý và qua khảo sát thực trạng sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc khắc phục tình trạng bỏ học tại các trường THPT vùng khó Huyện Di Linh chúng tôi thấy rằng nhận thức về trách nhiệm của các lực lượng nhất là phía gia đình, và các lực lượng xã hội và một bộ phận cán bộ giáo viên chưa cao trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Để góp phần nhanh chóng khắc phục tình trạng bỏ học ngoài biện pháp tích cực chủ động của nhà trường và xã hội thì cần nâng cao nhận thức về vai
trò trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con em. Để có những việc làm cần thiết nhằm tạo môi trường giáo dục thuận lợi trong việc giáo dục học sinh không nên phó mặc cho nhà trường.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội, cộng đồng trách nhiệm chăm lo và có những chương trình hỗ trợ, kịp thời, có hiệu quả trong vệc ngăn chăn tình trạng học sinh bỏ học, phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội(về vật chất cũng như tinh thần) tham gia vào việc giáo dục thế hệ trẻ. Tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường đặc biệt là nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung biện pháp.
- Nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội thống nhất mục tiêu ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học đang bức xúc tại địa phương. Từ đó thống nhất về nội dung, phương pháp, hìmh thức, tổ chức các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng bỏ học trên địa bàn. Nhà trường chủ động giúp các bậc cha mẹ học sinh hiểu được những khả năng, ưu thế của giáo dục gia đình, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học đối với tương lai của học sinh từ đó họ ý thức một cách sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con cái, tạo mọi điều kiện cho con em tiếp tục đến trường, hợp tác phối hợp với nhà trường tháo gở khó khăn cũng như những trở ngại của học sinh trong quá trình học tập một cách kịp thời.
- Nhà trường phối hợp với cộng đồng xã hội để quản lý và giáo dục học sinh. Nắm tình hình học sinh, cung cấp những nguồn thông tin tin cậy nơi học sinh cư trú, từ đó giúp giáo viên, nhà trường, đánh giá đúng những nguyên nhân gây ra bỏ học, những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ trên cơ sở có những biện pháp trợ giúp phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Qua tìm hiểu cho thấy rằng nơi đâu chính quyền, các đoàn thể xã hội quan tâm phối hợp tốt
với nhà trường nơi đó sẽ tìm ra những giải pháp thích hợp nhờ đó mà hạn chế tình trạng bỏ học hữu hiệu nhất. Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm khắc phục tình trạng bỏ học là một trong những biện pháp tích cực mà Hiệu trưởng các nhà trường phải quan tâm trong cuộc chiến chống bỏ học trong giai đoạn hiện nay.
Tổ chức thực hiện
- Hiệu trưởng nhà trường phải quán triệt sâu sắc và thống nhất các chủ trương của nhà trường nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học. Xác định rõ đây là trách nhiệm của mọi thành viên của nhà trường. Định hướng các biện pháp trước mắt cũng như lâu dài và công tác phối hớp với các lực lượng để ngăn chặn bỏ học.
- Đẩy mạnh hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học nhà trường cũng như Hội cha mẹ học sinh để có sự phối hợp chặt chẽ. Hoạt động nhịp nhàng đồng bộ nhằm tạo ra nguồn động lực, xây dựng khối đoàn kết, chia xẻ trách nhiệm, trong công tác vận động học sinh bỏ học trở lại lớp. Tìm hiểu nguyên nhân bỏ học, phát hiện học sinh có nguy cơ bỏ học, đề xuất các biện pháp giúp đỡ linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Phối hợp với công đoàn nhà trường bằng ký kết trách nhiệm, xây dựng quy chế phối hợp trong việc vận động đoàn viên công đoàn chăm lo, xây dựng và hưởng ứng cuộc vận động “ Kỷ cương, Tình thương, Trách nhiệm” trong nhà trường. Phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các đợt vận động cha mẹ học sinh “Tiền bỏ học” cũng như bỏ học bằng những hình thức phù hợp và phong phú nhằm nâng cao nhận thức cũng như hổ trợ những chương trình trợ giúp cho học sinh có trở ngại trong học tập. Phối hợp với Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh để hỗ trợ giáo viện dạy tốt, chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho đội ngũ, hỗ trợ những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, liên hệ với chính quyền cũng như các đoàn thể xã hội xây dựng quỹ khuyến học, vận đông nguồn tài chính và người hảo tâm trực tiếp giúp đỡ những học
sinh nghèo vượt khó học tập, động viên khen thưởng giáo viên giỏi, học sinh giỏi. Cấp học bổng trợ giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện trở lại trường.
Tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương tổ chức các hội thảo, ký các văn bản hành chính giao trách nhiệm cho các ban ngành cụ thể trong huyện, xã thực hiện việc khắc phục bỏ học của học sinh. Phải thấy được việc duy trì sĩ số khắc phục tình trạng bỏ học trên địa bàn là công việc hết sức khó khăn đòi hỏi phải kết hợp nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia đưa công tác vận động học sinh bỏ học, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học là một trong những tiêu chí thi đua của mỗi cấp, mỗi ngành. Mở cuộc vận động HS trở lại trường đến tận từng làng xã. Muốn vậy cần phải nắm đối tượng, tìm hiểu nguyên nhân bỏ học ở từng HS và có hỗ trợ đúng chỗ, đúng cách. Việc này không phải làm trong một thời điểm mà liên tục, lâu dài. Bên cạnh đó, kêu gọi các lực lượng xã hội xây dựng quỹ, tổ chức các đợt hỗ trợ thiết thực cho học sinh nghèo...