Tăng cường quản lý đối với hoạt động chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh (Trang 106 - 115)

- Biện pháp tâm lí xã hội:

3.2.1.2 Tăng cường quản lý đối với hoạt động chủ nhiệm lớp

+ Cơ sở đề ra biện pháp: . Cơ sở lý luận

Xuất phát từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận ở chương I, chúng ta thấy rằng muốn nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động công tác chủ nhiệm trong các trường THPT người hiệu trưởng phải nâng cao nhận thức về lý luận khoa học quản lý, làm cơ sở cho cách nghĩ, cách làm, cách tiếp cận với phương pháp quản lý khoa học để có khả năng thực thi và mang lại hiệu quả tối ưu, cao hơn, hợp lý hơn. Lứa tuổi của học sinh THPT là lứa tuổi, đang rất cần sự giúp đỡ và định hướng của người lớn. Nếu không có sự giúp đỡ của GVCN thì với vốn kinh nghiệm sống ít ỏi, các em sẽ khó tránh khỏi những ảnh hưởng, không lành mạnh từ phía xã hội. Do đó có thể khẳng định công tác chủ nhiệm ở trường THPT là rất quan trọng và rất cần thiết trong giai đoạn mới hiện nay. Ngoài xã hội vai trò giáo viên chủ nhiệm thể hiện ở chỗ, họ là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, cha mẹ học sinh là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. Có thể nói GVCN là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh, bảo vệ học sinh về mọi mặt, một cách hợp pháp. Đồng thời họ phản ánh trung thành mọi tâm tư nguyện vọng, quyền lợi của học sinh với BGH nhà trường, với giáo viên bộ môn v.v...Vì vậy hiệu quả của công tác chủ nhiệm phụ thuộc rất nhiều, vào các giải pháp thực hiện liên kết giáo dục, với các tổ chức xã hội, giáo viên bộ môn, nhằm huy động có hiệu quả tiềm năng của các lực lượng, các tổ chức cá nhân vào công tác giáo dục học sinh là công việc không đơn giản chút nào. Nó đòi hỏi người GVCN chẳng những có ý thức trách nhiệm cao, yêu mến học sinh, mà họ còn là nhà hoạt động xã hội. Để làm được điều đó người giáo viên chủ nhiệm phải luôn nắm bắt thông tin, có hiểu biết rộng và không ngừng tự hoàn thiện mình, biết vận động và lôi kéo mọi người cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.Ngoài ra GVCN là người thay mặt Hiệu trưởng, quản lý học sinh lớp mình phụ trách, họ chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và Hội đồng giáo dục của trường, về chất lượng toàn diện của học

sinh lớp mình phụ trách. Vì thế có thể nói GVCN là một "hiệu trưởng con"; hay nói một cách gián tiếp GVCN là nhà quản lý giáo dục, quản lý và giáo dục một tập thể nhỏ, thế hệ công dân trẻ, chuẩn bị bước vào đời. Như vậy vai trò của GVCN khi tham gia công tác giáo dục, không chỉ là nắm được những chỉ số của quản lý hành chính đơn thuần, như tên, tuổi, số lượng, hoàn cảnh gia đình của học sinh, trình độ học sinh về học lực, hạnh kiểm mà còn phải dự báo xu hướng tổ chức giáo dục, dạy học phù hợp điều kiện khả năng của từng học sinh.Có thể nói GVCN có một vai trò rất lớn, trong việc nâng cao chất lượng, cũng như hình thành nhân cách cho học sinh, nếu giáo viên chủ nhiệm nào xây dựng được một kế hoạch chủ nhiệm tốt. Giáo viên chủ nhiệm có phương pháp nắm bắt được đầy đủ tâm tư nguyện vọng của học sinh, nắm bắt và động viên kịp thời từng hoàn cảnh cụ thể của các em học sinh, xem những khuyết điểm của các em vi phạm, gắn một phần trách nhiệm của mình, chắc chắn các thầy cô sẽ trăn trở suy nghĩ, tìm ra giải pháp tốt nhất để uốn nắn học sinh ngày càng tốt hơn. Trong những năm qua công tác chủ nhiệm của các trường đã có những thành công nhất định, số học sinh khá giỏi trong học tập tăng lên, yếu kém giảm, học sinh xếp loại hạnh kiểm khá tốt cũng tăng. Song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại học sinh bỏ học giảm nhưng vẫn còn cao, tỷ lệ học sinh có học lực yếu còn nhiều, một bộ phận học sinh ý thức học tập chưa cao, thiếu sự quan tâm của gia đình, lơ là trong học tập và rèn luyện v.v... Đó chính là những nan giải mà các thầy cô giáo, nhất là các giáo viên trẻ, chưa có kinh nghiệm để giáo dục thuyết phục các em có ý thức cao hơn trong học tập và rèn luyện. Điều đó cả xã hội và nhất là một số cha mẹ học sinh đang phó thác và kỳ vọng ở chúng ta rất nhiều.

Cơ sở thực tiễn

Xuất phát từ kết quả khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động của công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường THPT vùng khó huyện Di Linh, chúng tôi thấy rằng: Việc quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng nếu không sâu sắc, nếu không có kế hoạch cụ thể, chi tiết thì không thể có những biện pháp quản lý toàn diện nội dung các hoạt động mà chỉ chạy

theo các hoạt động đó. Và như vậy khó mà nối kết được các hoạt động trong một thời gian dài nhằm đạt được những mục tiêu giáo dục đặt ra của nhà trường. Các hiệu trưởng có rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý. Kinh nghiệm trong quản lý là một yếu tố rất quan trọng của người làm công tác quản lý, nếu những kinh nghiệm đó không được phân tích một cách khách quan, khoa học thì việc áp dụng nó sẽ có hiệu quả thấp, thậm chí còn có ảnh hưởng không tốt tới chất lượng quản lý. Chính vì lẽ đó, người làm công tác quản lý rất cần có kiến thức khoa học về lý luận quản lý để làm cơ sở phân tích thực tiễn khách quan, chủ động xây dựng các biện pháp quản lý hoặc vận dụng kinh nghiệm quản lý một cách có hiệu quả mỗi lĩnh vực. Ví dụ: căn cứ vào tình hình thực tế của trường, của địa phương, trên cơ sở lý luận của quản lý, người Hiệu trưởng phân tích thực tiễn từ đó xây dựng biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ cho chủ nhiệm lớp, và có kế hoạch chọn đội ngũ giáo viên làm chủ nhiệm lớp.

Ý kiến chuyên gia.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã xin ý kiến của một số nhà giáo ưu tú và các chuyên gia quản lý giáo dục, các hiệu trưởng có nhiều kinh nghiệm trong quản lý đội ngũ giáo viên làm chủ nhiệm của tỉnh Lâm Đồng để giúp chúng tôi định hướng nghiên cứu, giải quyết từng vấn đề đặt ra của đề tài. Từ việc xin ý kiến đề xuất một số biện pháp tăng cường nâng cao hiệu quả hoạt động chủ nhiệm lớp ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh

+ Mục đích ý nghĩa:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, khắc phục tình trạng bỏ học tại các trường THPT vùng khó huyện Di Linh. Để giáo viên chủ nhiệm thực sự là chiếc cầu nối đa chiều góp phần ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học và làm tốt các nhiệm vụ sau:

- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh có kết quả học tập chưa tốt tìm biện pháp giúp đỡ, động viên các em phấn đấu tốt hơn.

- Phối hợp với phụ huynh học sinh động viên tinh thần cho các em có nhà ở xa, tạo điều kiện thuận lợi trong học tập cũng như trong việc tham gia phong trào ở trường, lớp.

- Đề cử những học sinh khá, giỏi giúp đỡ những bạn học yếu tiến bộ trong học tập bằng cách tổ chức học nhóm, truy bài, giải đáp các thắc mắc trong học tập. - Trao đổi với GV bộ môn giúp các em còn yếu bộ môn đó cố gắng học tập để tiến bộ hơn.

+ Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện.

Bỗi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý hoạt động chủ nhiệm trong các trường THPT.

Đề bổi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý giáo dục trong trường THPT người hiệu trưởng phải:

- Không ngừng học tập, nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng, chính phủ, đặc biệt là các chủ trương, chính sách trong thời kỳ đổi mới, trong đó là chủ trương đổi mới công tác quản lý giáo dục theo tinh thần nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và nghị quyết lần thứ 6 BCHTW Đảng khoá IX.

- Nắm vững hệ thống các mục tiêu quản lý của người hiệu trưởng trường THPT trong đó có mục tiêu quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong giai đoạn mới.

- Hiệu trưởng thấy được vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với việc thực nhiệm vụ chính trị của bậc THPT, với việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Ngày nay trong thời kỳ đổi mới, phải nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong ứng xử sư phạm và lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức học sinh, trong việc hình thành nhân cách, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

- Nắm vững phương pháp quản lý, để có thể điều hành đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, đem lại hiệu quả tốt, đáp ứng được yêu cầu các mục tiêu, đồng thời phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

- Đầu năm học hiệu trưởng phải căn cứ vào tình hình nhiệm vụ năm học đó, căn cứ vào đặc điểm của nhà trường đề ra chiến lược, kế hoạch chủ nhiệm lớp trong một năm (theo chuyên đề, theo chủ điểm).

- Hiệu trưởng phải có chiến lược, có kế hoạch kết hợp giữa các lực lượng trong nhà trường với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm để làm tốt công tác giáo dục. Kết hợp giữa công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm lớp để làm tốt công tác tổ chức thực hiện nề nếp, thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường.

- Hiệu trưởng phải có kế hoạch tổ chức các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp với lực lượng ngoài nhà trường như việc tổ chức họp phụ huynh học sinh, tổ chức giáo dục truyền thống quê hương, giáo dục những nét văn hoá quê hương, làm tốt công tác an ninh, trật tự trong nhà trường, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện an toàn giao thông.

Hiệu trưởng phải có nhận thức sâu sắc về đổi mới nội dung với phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp, cụ thể:

+ Tìm hiểu, đánh giá tình hình lớp, lý lịch, hoàn cảnh của từng học sinh để nắm vững đối tượng giáo dục

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp để phát triển tập thể học sinh. + Làm tốt công tác tổ chức lớp, công tác tư tưởng, chính trị, động viên học sinh, chỉ đạo các hoạt động của lớp, tháng, tuần, năm, các hoạt động của lớp trong thời kỳ theo các chủ điểm nhằm nâng cao thành tích học tập của học sinh.

+Làm tốt công tác giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống nhà trường, truyền thống quê hương. Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, phối hợp chặt chẽ với đội ngũ giáo viên trong trường, để giáo dục thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức cách mạng cho học sinh.

+Tìm hiểu tâm lý, tâm tư nguyện vọng của học sinh, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục để thực hiện tốt giáo dục lao động và hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh.

+ Thực hiện tốt nề nếp dạy và học trong lớp phối hợp chặt chẽ với đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí và rèn luyện thể lực, bảo vệ sức khoẻ tạo bầu không khí đầm ấm trong trường giúp học sinh nâng cao thành tích học tập.

+ Tổ chức tổng kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động sau kiểm tra.

Không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý lớp, năng lực hiểu biết đặc điểm tâm lý học sinh THPT của giáo viên chủ nhiệm lớp trong các trường THPT.

- Các nhà trường thông qua các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước, quản lý giáo dục về nghiệp vụ quản lý hoạt động công tác chủ nhiệm lớp để bồi dưỡng lý luận quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trong các trường THPT.

- Nghiên cứu đầy đủ các văn bản, chỉ thị, như quy định hướng dẫn của cấp trên về vấn đề quản lý chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động của lớp chủ nhiệm trong nhà trường. Nắm được các quyền, nghĩa vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp, những công việc cụ thể mà giáo viên chủ nhiệm phải làm (theo điều lệ của trường THPT).

- Tổ chức tọa đàm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm tốt của chính các giáo viên làm công tác chủ nhiệm giỏi trong trường, trong các trường tiên tiến, qua đó tổng kết, đúc rút kinh nghiệm của những đơn vị làm tốt để vận dụng xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của trường.

- Kinh nghiệm cho thấy rằng một giáo viên làm công tác chủ nhiệm tốt thì: + Phải hết lòng vì học sinh thân yêu, bám lớp, hiểu hết, cặn kẽ về tình hình lớp.

+ Phải công bằng trong quản lý đánh giá học sinh, có ứng xử sư phạm khôn khéo.

+ Phải có năng lực chuyên môn vững vàng, được học sinh tin tưởng. + Có năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khoá, văn nghệ, thể thao, giới thiệu truyền thống quê hương, tổ chức các hoạt động ngoại khoá như: cắm trại, làm các tập san giới thiệu về truyền thống quê hương, nhà trường, tổ chức các cuộc thi Olympic các môn học, thi giọng hát hay, đi tham quan học tập những điển hình tiên tiến.

Do đó người giáo viên chủ nhiệm phải tự rèn luyện, bồi dưỡng theo các tiêu chí trên để trở thành giáo viên chủ nhiệm làm công tác quản lý lớp giỏi.

Các điều kiện để thực hiện biện pháp:

- Trình độ và năng lực quản lý của giáo viên chủ nhiệm lớp không hẳn do bẩm sinh. Để có được nó, người giáo viên phải tích cực hoạt động trong thực tiễn hoạt động quản lý. Thực tiễn hoạt động quản lý lớp là thước đo mức độ hình thành, phát triển trình độ và năng lực quản lý của mỗi cá nhân làm công tác quản lý lớp chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng học tập, với tinh thần “Học, học nữa, học mãi” lý luận khoa học quản lý, thực tiễn quản lý đáp ứng được yêu cầu quản lý học sinh của mình trong tình hình hiện nay.

Xây dựng quy chế quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp gắn với công tác thi đua.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá thi đua: đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp. Phải xây dựng được tiêu chí đánh giá một lớp là lớp tiên tiến. Lớp tiên tiến là một tập thể đoàn kết nhất trí cao có phong trào học tập sôi nổi, tự phấn đấu rèn luyện để trở thành học sinh tiên tiến, cuối năm lớp phải có trên 30% học sinh đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Hoàn thành các nhiệm vụ được giao, tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá, là lớp được đánh giá là thực hiện nề nếp kỷ cương tốt. Luôn được xếp thứ đánh giá về mặt nề nếp ở trường ở thứ hạng cao, các phong trào thi đua của lớp sôi nổi, gắn tiêu chí duy trì sĩ số để đánh giá hoạt động lớp và công tác chủ nhiệm.

Xây dựng tiêu chí đánh giá GVCN giỏi. GVCN giỏi là giáo viên được học sinh tin yêu, được phụ huynh học sinh tin tưởng khi gửi con em vào lớp

để quản lý. Lãnh đạo xây dựng lớp thành tập thể lớp tiên tiến, phát huy được

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh (Trang 106 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w