- Quản lý nề nếp, tháiđộ học tập của học sinh.
2.1.3. Tình hình phát triển giáodục
Giáo dục THPT Di Linh những năm qua không ngừng phát triển, góp phần rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt là góp phần nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, cụ thể là:
Quy mô giáo dục PTTH tăng nhanh, mở rộng, phát triển phù hợp với sự phát triển kinh tế -xã hội địa phương. Mạng lưới trường lớp cấp THPT đã được phủ kín đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu học tập của nhân dân.
Chất lượng và hiệu quả giáo dục THPT ngày càng được nâng cao. Đội ngũ giáo viên THPT từng bước đáp ứng các yêu cầu đủ về số lượng, hợp lý, có phẩm chất đạo đức và phẩm chất chính trị tốt, một bộ phận đạt năng lực chuyên môn khá tốt.
Cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị phục vụ dạy học được chú trọng đầu tư bước đầu đảm bảo nhu cầu học tập của học sinh.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, giáo dục THPT huyện Di Linh vẫn còn một số hạn chế sau:
+ Chất lượng giáo dục học sinh bậc THPT có nhiều chuyển biến tốt song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Khả năng thực hành của học sinh còn yếu, Giáo viên còn nặng về lý thuyết với mục đích khoa cử mà ít gắn với thực hành, việc giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng chưa được coi trọng
đúng mức. Chất lượng giáo dục vùng khó còn thấp chậm được cải tiến, tỷ lệ lưu ban, bỏ học ở những vùng này khá cao, chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn.
+ Đội ngũ Giáo viên THPT tuy đã đảm bảo về số lượng song chưa đồng bộ về cơ cấu, loại hình, trình độ tin học, ngoại ngữ của đa số giáo viên còn yếu, phương pháp dạy học còn lạc hậu chậm đổi mới. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được triển khai trong nhiều năm, là một nhiệm vụ trọng tâm nhưng vẫn còn nhiều lúng túng, hạn chế và yếu kém, chưa thật sự đi sâu vào chiều sâu, chưa thật sự là trăn trở là động lực phấn đấu của Ban giám hiệu, của tổ chuyên môn, của mỗi giáo viên. Nhiều giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu đổi mới phương pháp còn dạy học theo lối đọc chép, một bộ phận giáo viên năng lực chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy đặc biệt là năng lực sử dụng thiết bị, thực hành thí nghiệm, tình trạng dạy “chay” vẫn còn phổ biến. Một số trường sử dụng chưa có hiệu quả thiết bị dạy học, bảo quản trang thiết bị dạy học còn yếu. Một bộ phận học sinh ý thức thái độ, tinh thần tự học- tự rèn chưa cao. Công tác bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại còn nặng nề về số lượng, hình thức, chưa thật chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ.
+ Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục vẫn còn thiếu nhiều so với yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, chưa đáp ứng tốc độ phát triển quy mô học sinh, ở vùng khó hầu hết các trường THPT chưa có phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành chưa đạt yêu cầu. Tình trạng tăng nhanh học sinh THPT ở các vùng khó, vùng dân tộc thiểu số, do chưa làm tốt việc phân luồng, tỷ lệ chuyển cấp cao từ THCS lên THPT dẫn đến sự tăng đột biến số học sinh THPT của huyện Di Linh trong khi các điều kiện phát triển giáo dục ở đó còn rất thấp đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của cấp học này.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã thực sự là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong việc triển khai thực hiện các chủ trương của ngành và của địa phương
tuy vậy công tác quản lý về giáo dục vẫn chưa thoát khỏi tình trạng ôm đồm, sự vụ. Trình độ và năng lực điều hành của một bộ phận đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục còn bất cập, hẩng hụt về nhiều mặt, tính chuyên nghiệp chưa cao, hoạt động còn thiên về kinh nghiệm.