- Quản lý nề nếp, tháiđộ học tập của học sinh.
5 Đẩy mạnh các hoạt động đoàn thể trong nhà trường như Đoàn thanh niên, công
nhà trường như Đoàn thanh niên, công
đoàn, hội cha mẹ học sinh. 11 3 1 0 0 4,5 3 6 Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục,
dân chủ hóa giáo dục 7 4 4 0 0 4,2 6 7 Tổ chức tốt công tác phụ đạo học sinh yếu
kém có hiệu quả 14 1 0 0 0 5,0 1
Qua kết quả điều tra ở bảng trên thể hiện nhận thức của cán bộ quản lý các trường THPT vùng khó huyện Di Linh. Đa số họ coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ một cách hợp lý và có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, có khả năng dạy học linh hoạt, sát đối tượng học sinh, phù hợp tính chất và đặc thù vùng miền trong điều kiện chỉ có duy nhất một chương trình, một bộ sách giáo khoa dùng chung cho cả nước. Hầu hết tất các cán bộ quản lý giáo dục ở những vùng không thuận lợi đều cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học hàng loạt là do học lực yếu kém không theo kịp chương trình, khi gặp chương trình nặng, các em gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng, từ đó nãy sinh tâm lý chán nản, bỏ học. Để khắc phục tình trạng này vai trò trước tiên thuộc về phía nhà trường. Các thầy cô cần có biện pháp chăm sóc, giúp đỡ. Bồi dưỡng những học sinh yếu, đổi mới phương pháp dạy học để tạo hứng thú cho học sinh. Do vậy muốn khắc
phục tình trạng bỏ học hàng loạt như hiện nay phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp trong đó quan trọng nhất nâng cao chất lượng giảng dạy, dạy học linh hoạt sát đối tượng, trong đó biện pháp phụ đạo cho học sinh yếu kém được đánh giá quan trọng hơn cả để giúp đở học sinh yếu kém có khả năng vươn lên để tiếp tục chương trình. Học sinh yếu là một tồn tại khách quan, một phần do giáo viên chưa quan tâm đúng mức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chưa giúp đở kịp thời để các em hỏng kiến thức cơ bản. Một phần do do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, do nhận thức lạc hậu của học sinh và gia đình về tầm quan trọng của tri thức và việc học tập. Có một thực tế là sau hơn 2 năm triển khai chủ trương "hai không" cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần quan tâm. Ở một số trường lâu nay kết quả học tập của các em quá yếu kém khi triển khai chủ trương "hai không", mặc dù Ban giám hiệu nhà trường, địa phương quan tâm, nhưng việc học sinh có lỗ hỗng trong tiếp thu kiến thức đã nhiều năm, nên không thể trong một thời gian mà nâng cao chất lượng được. Trước thực trạng này, để tăng cường thực hiện chủ trương "hai không" của Bộ GD-ĐT, Các trường đã chủ động bố trí nguồn kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, bố trí lại đội ngũ cán bộ, hội thảo chuyên đề, tập huấn phương pháp giảng dạy riêng cho đối tượng học sinh yếu kém; đồng thời yêu cầu các tổ chuyên môn chỉ đạo đội ngũ giáo viên thường xuyên tổ chức dạy phụ đạo, bồi dưỡng kiến thức (không thu tiền) cho các em... Trong thời gian tới, các trường tiếp tục nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Tiếp tục quán triệt và duy trì việc đánh giá đúng chất lượng, phân loại học sinh yếu kém, để tăng cường dạy phụ đạo bổ sung kiến thức cho các em. Đồng thời vận động phụ huynh ưu tiên về thời gian tạo điều kiện cho con em mình học tập tốt, ở mỗi vùng miền, mỗi trường phải dựa trên thực tế của địa phương để triển khai cho có hiệu qủa. Giải pháp được các trường ưu tiên lựa chọn để khắc phục tình trạng học sinh yếu kém, dẫn đến nghỉ bỏ học là, tăng cường dạy phụ đạo cho học sinh từ lớp 10, nâng cao chất lượng giảng dạy, hiệu quả chuyên môn, tăng cường dự giờ, thăm lớp không báo trước, để giáo viên luôn trong tư thế sẵn sàng và dạy hết mình với học sinh. Kinh nghiệm ở trường THPT Lê Hồng Phong là kịp
thời khen thưởng những giáo viên có thành tích, nhằm khuyến khích họ tiếp tục cống hiến, dốc hết sức lực, kiến thức cho học sinh. Ông Nguyễn Văn Dũng, Hiệu trưởng trường THPT Tân Thượng chia sẻ: “Dù trường có đầu tư bồi dưỡng, nhưng các em không tiến bộ nhiều. Theo tôi, giáo viên nên hướng dẫn học sinh cách thức học bài, nắm kiến thức mới là điều quan trọng nhất”. Bà Phạm Thị Hồng Hải, Hiệu trưởng trường THPT Phan Bội Châu cũng nhận xét, giáo viên nên xây dựng phương pháp học và rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh, còn dạy nhồi nhét càng không mang lại hiệu quả.
Quản lý xây dựng môi trường sư phạm nề nếp học sinh, quản lý chặt chẽ số học sinh, học sinh yếu kém, học sinh “ Tiền bỏ học”, học sinh bỏ học cũng được cán bộ quản lý coi trọng để khắc phục tình trạng bỏ học. Tuy nhiên qua kết quả điều tra cho thấy rằng cán bộ quản lý giáo dục ở nơi này còn xem nhẹ sự phối kết hợp với gia đình học sinh, phối hợp các lực lượng xã hội trong việc khắc phục tình trạng bỏ học.Những hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh mới dừng lại ở việc đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, hỗ trợ hoạt động phong trào, hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo... Chưa có nhiều hoạt động phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh hoặc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.Vẫn còn nhiều phụ huynh học sinh không liên hệ, gắn bó, chia sẻ với giáo viên và nhà trường trong quá trình giáo dục con em.
Các cán bộ quản lý nơi này chưa thật sự quan tâm xây dựng môi trường học đường thân thiện, học sinh tích cực. Phải thẳng thắn thừa nhận những trường học ở nơi này chưa thật thân thiện và học sinh cũng chưa tích cực trong việc học và tự học. Thời gian học ở trường rồi sau đó là học thêm những thứ khác, lao động phụ giúp gia đình… đã khiến cho học sinh không còn thời gian cho riêng mình để làm những gì mình thích. Nhiều học sinh do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau không chịu nổi áp lực trong học tập đã bỏ bê việc học hành, hư hỏng. Làm sao để mỗi giờ học phải mang lại cho học sinh một niềm vui một khám phá mới, như thế mới làm cho học sinh đam mê học tập, kích thích những khả năng tiềm tàng của các em. Lý thuyết và
thực tiển chỉ ra rằng trường học thân thiện, học sinh tích cực là nơi thầy và trò đều tìm được sự say mê, hứng khởi niềm vui, sự quan tâm chia xẻ trong giảng dạy và học tập, là nơi thể hiện những hoài bão, ước mơ của cả thầy và trò, là nơi có môi trường sống và học tập an toàn, vệ sinh, không có bạo lực các tệ nạn xã hội, là nơi giáo dục các kỹ năng sống và tâm hồn rộng mở cho học sinh, đặc biệt giúp các em biết giữ gìn, trân trọng, phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần và vật chất của quê hương.
Để đánh giá thực trạng biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học tại các trường THPT vùng khó huyện Di Linh, tác giả đã xin ý kiến của 15 cán bộ quản lý và 135 giáo viên của 5 trường THPT vùng khó huyện Di Linh. Kết quả thể hiện qua bảng sau:
Bảng 13. Đánh giá công tác quản lý nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường.
TT Nội dung Rấttốt Tốt thườngBình ChưaTốt Yếu ĐiểmTB Thứbậc 1 Quản lý xây dựng môi trường sư phạm,
nề nếp kích thích học sinh quan tâm
đến học tập 18 60 32 30 10 3,3 3 2 Quản lý việc đào tạo bồi dưỡng, sử
dụng hợp lý đội ngũ cán bộ giáo viên nâng cao chất lượng dạy học.