Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc bỏ học của học sinh THPT.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh (Trang 27 - 30)

tất cả các lực lượng xã hội, các quá trình xã hội, các phương tiện xã hội, thì việc xây dựng các lực lượng vật chất và tinh thần của xã hội, của địa phương để phục vụ và hình thành một xã hội học tập là một nội dung đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý trường THPT.

1.3.2.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc bỏ học của học sinhTHPT. THPT.

Vấn đề quan trọng và cấp bách hiện nay là tìm cho được giải pháp tối ưu, có tính khả thi để khắc phục, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh bỏ học. Đây là việc hoàn toàn xã hội, chứ không của riêng ai. Nguyên nhân của tình trạng học sinh bỏ học và yêu cầu khắc phục trong mối liên hệ gia đình, nhà trường và xã hội.

Trách nhiệm của gia đình:

Đây là vấn đề mấu chốt của mối quan hệ. Rõ ràng, việc theo dõi, quản lý của gia đình đối với con đang đi học cần phải được quan tâm thường xuyên. Sự buông lỏng của gia đình đối với việc này là nguyên nhân chủ yếu làm cho học sinh lơ là học tập khi có tác động xấu, như bị bạn xấu lôi kéo, bị cuốn hút vào những hoạt động không nằm trong chương trình học tập, rèn luyện. Sự lười biếng học tập kéo dài tất nhiên sẽ dẫn đến hậu quả là, học lực nhanh chóng sút kém, không theo kịp bạn học, đâm ra xấu hổ nên bỏ học. Để tránh chuyện con mình bỏ học từ lý do trên, từng gia đình phải có trách nhiệm quản lý, nhắc nhở và thường xuyên giám sát việc học tập, nếu không làm tốt yêu

cầu này thì sớm hoặc muộn cũng xảy ra điều đáng tiếc là con, em mình bỏ học giữa chừng. Đã có rất nhiều gia đình do tập trung làm ăn, phó mặc cho con việc học và hệ quả là con mình “chơi nhiều, ít học”. Đến khi gia đình phát hiện thì đã quá muộn. Do đó nhất thiết phải thường xuyên duy trì mới liên hệ với nhà trường, để nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con, em mình, làm cơ sở động viên uốn nắn khi cần thiết.

Trách nhiệm của nhà trường:

Đây là một mắt xích quan trọng trong mối quan hệ giữa Nhà trường - Gia đình – Xã hội, bởi dưới con mắt của học trò, người thầy luôn là mẫu mực về đạo đức, trình độ, kinh nghiệm sống, học tập và làm việc. Ai cũng biết từ bao đời nay, người thầy luôn được xã hội tôn vinh và kính trọng, truyền thống tôn sư trọng đạo luôn là nghĩa cử tốt đẹp của cả cộng đồng dành cho người thầy. Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, theo đó đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư thỏa đáng cho các yêu cầu bảo đảm cho sự nghiệp trồng người phát triển cả trước mắt và lâu dài. Vì vậy trách nhiệm của mỗi nhà trường cần phải làm gì để đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân, sự chăm lo của Đảng và nhà nước ? Thiết nghĩ đây là câu hỏi lớn luôn đặt ra đối với những người làm công tác quản lý hoặc giảng dạy trong các nhà trường. Nhà trường phải không ngừng nghiên cứu, nâng cao chất lượng dạy học, thu hút cho được học sinh vào từng tiết học, môn học, làm sao để cho học sinh cảm thấy “ thèm khát” được đến trường, đựơc nghe thầy giảng dạy. Sự tận tụy của người thầy khi truyền thụ kiến thức cho học sinh là một trong những chuẩn mực đạo đức của người thầy trực tiếp giảng dạy. Mặt khác sự chăm lo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cùng các thiết bị khác đảm bảo cho học tập, giảng dạy… của người làm công tác quản lý ở mỗi trường chắc chắn tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, đạt các tiêu chuẩn quy định, cũng là cách làm cho học sinh, gắn bó yêu mến thầy cô giáo, trường lớp trong suốt thời gian học tập ở trường. Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến những vụ việc quan tâm đến những vụ việc phản giáo dục, mà trách nhiệm

thuộc về nhà trường như đánh đập, nhục hình học sinh, tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, trong thi cử gây sự phản ứng và lo ngại cho học sinh, phụ huynh và xã hội. Điều đó thật đáng trách thậm chí phải lên án. Bên cạnh những vấn đề về trách nhiệm của nhà trường như đã đề cập ở trên, việc giữ mối liên hệ với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội cần phải được đặt ra thường xuyên để trao đổi thông tin liên quan đến học sinh.

Theo bà Nguyễn Thị Bình nguyên phó Chủ tịch nước việc bỏ học có nguyên nhân hàng đầu của ngành giáo dục là môi trường giáo dục đã không còn hấp dẫn để cho học sinh ham học, phấn khởi học tập. Theo GS Donal B.Holsinger (Đại học Brigham Young, Mỹ- chuyên gia tư vấn cho dự án phát triển giáo dục, Bộ GDĐT) thì gần một thập kỷ qua UNICEF đã xây dựng khung lý luận cho hệ thống giáo dục và trường học thân thiện với trẻ, xuất phát từ các quyền lợi của trẻ em và ông cho đó là mô hình thích hợp cũng là một trong những giải pháp quan trọng để khắc phục tình trạng bỏ học hiện nay. Đó là:

Đối với các em học sinh, trường học là một môi trường cá nhân và xã hội hết sức quan trọng. vậy khi nào trường học được xem là trường học thân thiện ?

Có 5 điều kiện để mỗi trường học trở thành trường học thân thiện. Đó là: +Khi tất cả các em được học tập trong môi trường an toàn về thể chất, vững chắc về tinh thần và được phát triển lành mạnh về tâm lý, được giáo dục về tính trung thực trong học tập và thi cử.

+Giáo viên là yếu tố quan trọng nhất trong việc đem đến hiệu quả và sự tham gia của học sinh trong học tập.

+Khi khả năng riêng biệt của từng học sinh được phát hiện, khuyến khích và hỗ trợ cùng với việc xây dựng văn hóa nhà trường, văn hóa giảng dạy và phương pháp lấy việc học, người học làm trung tâm.

+Khi trường học tự vận động một cách chủ động, sáng tạo để có được sự ủng hộ, tham gia và cộng tác của gia đình học sinh và cộng đồng, khi nhà

trường tham gia tích cực vào việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia.

+Khi trường học lấy học sinh làm trung tâm, hoạt động vì lợi ích của học sinh và quan tâm tới học sinh toàn diện (Bao gồm sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng, tình cảm) và những điều đó có thể xảy ra đối với các em trong gia đình và ngoài xã hội.(Nguồn báo dân trí 15/5/2008)

Trách nhiệm của xã hội.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng Địa phương, sự chỉ đạo, quản lý điều hành của chính quyền cơ sở đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo. Rà soát, bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách bảo đảm ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo trong điều kiện mới.Tổ chức Đoàn thanh niên tăng cường công tác quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên, tạo nên nhiều sân chơi lành mạnh, thật sự bổ ích thu hút học sinh sau những giờ học ở trường, nhất là trong dịp hè. Đưa các em vào khuôn khổ hoạt động “ Chơi mà học, học mà chơi”, giúp các em tránh xa sự quyến rũ của các tệ nạn xã hôi. Hội khuyến học cơ sở phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, trường học…. và gia đình học sinh để thực hiện việc khuyến học, khuyến tài, bàn cách ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học, sớm đưa các em trở lại trường, từng trường hợp bỏ học cần tìm hiểu nguyên nhân để giúp đỡ.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w