Công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh (Trang 30 - 33)

Người đứng đầu trong công tác quản lý trường THPT là Hiệu trưởng. Điều 17 Điều lệ trường Trung học: “Tổ chức bộ máy nhà trường, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh”

Vì vậy, để nâng cao công tác quản lý khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, người Hiệu trưởng phải làm tốt các công việc sau:

+ Xây dựng kế hoạch năm học là cương lĩnh của nhà trường, Xác định mặt mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn về chủ quan, khách quan. Xác định mục tiêu

cần đạt được về chất lượng giáo dục, duy trì sĩ số học sinh… Nắm chắc các nguồn lực về giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

+Đề ra các biện pháp cụ thể chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nâng cao chất lượng dạy học là những biện pháp quan trọng để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

Chỉ đạo hoạt động giảng dạy- giáo dục của giáo viên. Nâng cao chất lượng nhận thức của tập thể về đổi mới phương pháp dạy học, thiết lập mối quan hệ đúng đắn giữa dạy và học.

Tổ chức tốt các hoạt động của tập thể sư phạm. Cung cấp cho học sinh học vấn toàn diện, kỹ năng và kinh nghiệm sống, giáo dục các em niềm tin, thái độ và những thói quen tích cực đối với cuộc sống, trở thành những công dân có trình độ văn hóa cao trong hành vi, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa, kinh tế thị trường toàn cầu hóa và hội nhập.

Quá trình giảng dạy và giáo dục ở nhà trường được thực hiện nhờ hoạt động tự giác và hướng đích của giáo viên. Các quan điểm về giáo dục và quản lý giáo dục trong và ngoài nước, các kinh nghiệm tiên tiến là khởi điểm để xác định phong cách, đặc trưng và nội dung lãnh đạo công tác giảng dạy - giáo dục trong nhà trường,việc thực hiện nhiệm vụ phức tạp này được đảm bảo bằng sự hiệp đồng hòa hợp của tập thể giáo viên thể hiện trong việc tổ chức hoạt động của tập thể sư phạm nhà trường.

Chỉ đạo cụ thể hoạt động giảng dạy của giáo viên.Tìm hiểu khảo sát tình hình thực tế về trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên, có kế hoạch bồi dưỡng để không ngừng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ, quan tâm việc đổi mới phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng phẩm chất cho cán bộ giáo viên.

Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm chi phối tất cả những hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Đó là con đường trực tiếp và thuận lợi nhất để giúp học sinh lĩnh hội được tri thức của xã hội loài người.

Quản lý hoạt động dạy học là phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hoạt động dạy và học ở trên lớp, tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ sau đây:

+ Thầy dạy và trò học nghiêm túc, đầy đủ theo chương trình và kế hoạch đào tạo ở tất cả các lớp, không được coi nhẹ và bỏ học bớt môn học nào, ở bất cứ lớp nào, chú trọng cả việc dạy lý thuyết và thực hành, đào tạo được thế hệ học sinh phát triển toàn diện.

+ Xây dựng nề nếp giảng dạy, nâng cao chất lượng ở tất cả các khâu của quá trình giảng dạy của giáo viên.

+ Xây dựng được phương pháp học tập cho học sinh để học sinh có động cơ, tinh thần, thái độ học tập đúng đắn,có phương pháp, nề nếp và kỷ luật học tập ở lớp cũng như ở nhà.

Để thực hiện nhiệm vụ đó thì điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, nguồn kinh phí… đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy quản lý hoạt động dạy và học không chỉ quản lý hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò mà còn phải quản lý những điều kiện vật chất- kĩ thuật, nguồn lực kinh phí để phục vụ cho quá trình dạy và học ở nhà trường.

Quản lý hoạt động dạy của thầy

Hoạt động dạy của thầy là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học. Quản lý hoạt động này bao gồm: Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, quản lý việc thực hiện chương trình dạy học, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên, quản lý việc dự giờ và phân tích bài học sư phạm, quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh, quản lý việc bồi dưỡng và phụ đạo học sinh…

Quản lý hoạt động dạy của thầy là quản lý một quá trình chủ đạo của thầy trong quá trình dạy học, đòi hỏi hiệu trưởng nhà trường phải hiểu hết nội dung, yêu cầu cần quản lý để đưa ra những quyết định quản lý vừa mang tính

nghiêm túc, chính xác, nhưng lại vừa mềm dẽo linh hoạt để đưa hoạt động dạy của thầy vào nề nếp kỷ cương vẫn phát huy được khả năng sáng tạo khoa học của giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Quản lý hoạt động học của học sinh.

Việc quản lý hoạt động học tập của học sinh phải được thực hiện đầy đủ toàn diện và mang tính giáo dục cao. Nội dung cơ bản của nó bao gồm:

- Quản lý việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh

Phương pháp học tập là hệ thống các cách sử dụng hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, quản lý việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh cần phải đạt được những yêu cầu chủ yếu sau đây:

• Làm cho học sinh nắm được kỹ năng chung của hoạt động học tập. • Làm cho học sinh có kỹ năng học tập phù hợp với từng bộ môn • Giúp học sinh có phương pháp học tập ở lớp, ở nhà.

Để đạt được những yêu cầu trên hiệu trưởng phải tổ chức học tập nghiên cứu, bồi dưỡng để toàn thể giáo viên trong nhà trường nắm vững và thống nhất các phương pháp học tập và trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường với việc hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh. Từ đó hiệu trưởng vạch ra kế hoạch chỉ đạo thực hiện và thường xuyên kiểm tra đôn đốc, điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai lệch nhằm thực hiện có hiệu quả việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w