- Biện pháp tâm lí xã hội:
3.2.2.2 Quản lý các chương trình trợ giúp học sinh có trở ngại trong học tập.
thúc đẩy các hoạt động giáo dục. Nội dung thi đua được lượng hóa bằng điểm cho từng phần cụ thể, trọng tâm là hoạt động dạy học.
- Nhà trường có khen thưởng, động viên cá nhân, tập thể có thành tích, kịp thời sửa chữa những tồn tại, tạo ra động cơ học tập đúng đắn cho các em: Học để biết, học để làm, học để khẳng định, học để cùng chung sống. Tạo tâm lý tích cực học tập vươn lên, định hướng cho các em “học để ngày mai lập nghiệp” là cho tương lai của chính các em, cho nhà trường, cho gia đình và xứng đáng với quê hương đất nước.
3.2.2.2 Quản lý các chương trình trợ giúp học sinh có trở ngại tronghọc tập. học tập.
+ Điều tra, thống kê để nắm chắc danh sách học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học.
- Nắm chắc danh sách học sinh bỏ học: Chỉ đạo bộ phận giáo vụ, giáo viên chủ nhiệm lớp rà soát lại danh sách học sinh đầu năm, cuối học kì, phân loại học sinh: chuyển trường, tai nạn, bệnh tật, bỏ học,... Xác định rõ nguyên nhân và địa chỉ của từng học sinh trong diện này.
- Tổ chức tiếp xúc với phụ huynh có con em bỏ học: Lãnh đạo nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trực tiếp tiếp xúc với cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng học sinh để nắm chính xác nguyên nhân bỏ học, nguyện vọng của học sinh, phụ huynh để từ đó đề xuất biện pháp giải quyết, hỗ trợ đối với từng trường hợp.
- Báo cáo cấp uỷ, UBND các cấp: Các trường THCS báo cáo với cấp uỷ, UBND xã, phường; các trường THPT, các phòng GD&ĐT tập hợp tình hình báo cáo cấp ủy, UBND quận, huyện về thực trạng học sinh bỏ học trên địa bàn, tham mưu với các cấp những biện pháp giải quyết cụ thể căn cứ vào nguyện vọng và đề nghị của từng học sinh và gia đình.
- Vận động học sinh đi học lại: Đối với những học sinh có nguyện vọng đi học lại, nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em được đi học, phân công giáo viên phụ đạo, giúp các em theo kịp chương trình.
Đối với những học sinh có nguy cơ bỏ học trong thời gian sắp đến: - Phân loại, lập danh sách từng nhóm học sinh có nguy cơ bỏ học: học lực yếu, hạnh kiểm yếu, hoàn cảnh khó khăn,... để có biện pháp theo dõi, giúp đỡ thích hợp.
- Triển khai các biện pháp cụ thể để hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng học sinh bỏ học:
o Tổ chức các lớp phụ đạo đối với học sinh học yếu, có biện pháp hỗ trợ để huy động học sinh thường xuyên theo học
o Tổ chức các nhóm bạn giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện. Phân công học sinh giúp đỡ những bạn học yếu, hoàn cảnh khó khăn, không chăm học. Hàng tháng có nhận xét, đánh giá, khen thưởng.
o Giáo viên chủ nhiệm và lãnh đạo nhà trường thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh trong diện có nguy cơ bỏ học, ít nhất mỗi tháng họp 1 lần để thông báo tình hình học tập, rèn luyện của từng học sinh và bàn biện pháp phối hợp theo dõi, giúp đỡ.
o Tăng cường sự phối hợp với chính quyền, các đoàn thể của địa phương (xã, phường, quận, huyện) để có các giải pháp hỗ trợ ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học.
o Tăng cường giám sát việc chuyên cần học tập của học sinh. GVCN thường xuyên theo dõi sổ đầu bài, sổ gọi tên ghi điểm để nắm tình hình học tập, hoạt động của lớp. Nếu có học sinh nghỉ học 2 buổi không xin phép, GVCN phải báo cho lãnh đạo nhà trường và tổ chức tiếp xúc ngay với phụ huynh học sinh để tìm hiểu nguyên do. Kiên trì vận động học sinh đi học trở lại.