Tổ chức dạy một số môn học

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh (Trang 73 - 76)

- Quản lý nề nếp, tháiđộ học tập của học sinh.

3 Tổ chức dạy một số môn học

trong năm học 33 32 46 33 6 3,4 4 4 Hướng dẫn ôn tập 15 phút đầu giờ 40 45 41 15 9 3,6 3 5 Dạy phụ đạo trong hè 42 38 43 19 8 3,6 3 6 Lựa chọn giáo viên tham gia phụ đạo 32 36 34 43 5 3,3 5 7 Sơ kết, đánh giá hàng tháng 43 42 54 10 1 3,8 2 8 Chế độ thù lao cho giáo viên đứng lớp 22 28 32 63 5 3,0 6

Qua tìm hiểu nguyên nhân bỏ học trong các trường THPT vùng khó Huyện Di Linh cho thấy về khách quan chủ yếu là do học lực yếu kém dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học ở nơi này như vậy muốn khắc phục tình trạng bỏ học thì phải nâng cao chất lượng dạy học trong đó công tác phụ đạo học sinh yếu kém, mất kiến thức cơ bản được xác định là biện pháp cơ bản nhất. Tuy vậy qua khảo sát nghiên cứu thấy rằng biện pháp quản lý tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém chưa thực sự có hiệu quả.

Thực hiện khá tốt công tác quản lý tổ chức, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Công tác phân loại học sinh, tổ chức phụ đạo bồi dưỡng học sinh yếu kém củng được các nhà trường quan tâm tuy nhiên qua phỏng vấn đối tượng học sinh yếu kém đã tham gia các lớp phụ đạo do các nhà trường tổ chức thì việc cải thiện năng lực học tập cho các em cũng không đáng kể, qua tiếp xúc và phỏng vấn với 15 giáo viên tham gia phụ đạo cho học sinh yếu kém họ đều có những băn khoăn với giải pháp “ sáng học chính khóa, chiều học bổ sung”. Họ cho rằng học sinh học yếu kém hiện nay là một dạng “ suy kiến thức” trầm trọng, cùng với chương trình học nặng nề như hiện nay. Các em không còn khả năng tiếp thu và “ tiêu hóa” những kiến thức mới. Nguy hiểm hơn cả hiện nay đã có những biến chứng tâm lý khiến các em chán học và buông xuôi tất cả. Phần lớn những giáo viên được phỏng vấn về vấn đề này họ đều cho rằng tăng cường phụ đạo học sinh yếu trong một chương trình học chính khóa vốn đã quá nặng nề khó có thể giải

quyết tình trạng bỏ học đang báo động như hiện nay và giải pháp này mang tính xoa dịu dư luận và lương tâm của người thầy hơn là một giải pháp thiết thực cho học sinh.Vấn đề kinh phí để thù lao bồi dưỡng cho giáo viên trực tiếp đứng lớp dạy phụ đạo cũng chưa được tháo gở do đó cũng là một yếu tố thiếu động viên, khích lệ làm giảm hiệu quả công tác này.Việc lựa chọn giáo viên tham gia phụ đạo học sinh yếu cũng chưa được quan tâm lựa chọn những giáo viên có năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn tốt mà chủ yếu phân công những giáo viên có số tiết thực dạy ít cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả phụ đạo học sinh yếu. Khi được hỏi về biện pháp nâng cao chất lượng tại trường THPT Tân Thượng địa bàn đặc biệt khó khăn của Huyện Di Linh, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Dũng cho biết: “Nếu ở Vùng thuận lợi dạy 1 thì tại đây phải dạy 2-3. Những giáo viên dạy ở những vùng đặc biệt khó khăn thường vì tấm lòng và trách nhiệm là chính. Trường cũng hướng dẫn giáo viên dạy học linh hoạt với đối tượng học sinh, tăng thời lượng một số môn, thay đổi cách dạy, bám lấy từng học sinh để nâng cao chất lượng dạy học. Mặc dù vậy giáo viên vẫn còn vấp phải nhiều khó khăn như cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ, đồng lương thấp, trình độ học sinh phần đông là yếu, do đó hiệu quả chưa cao và chưa bền vững ”.

Bảng 17. Đánh giá biện pháp quản lý việc học tập của học sinh

TT Biện pháp Rấttốt Tốt Bình thường Chưa tốt Yếu Điểm TB Thứ bậc Nề nếp học tập 1 Xây dựng cho học sinh ý thức, động cơ, thái

độ học tập đúng đắn 42 120 84 33 21 3.4 2 2 Quản lý chặt chẽ nề nếp học tập của học sinh. 61 135 53 19 32 3.6 1 3 Quản lý có hiệu quả việc tự học và tự quản của

học sinh. 26 102 47 97 28 3.0 4 4 Quản lý giờ sinh hoạt có chất lượng 32 104 39 91 34 3.0 3

Chất lượng giờ học 5 Giáo viên tạo hứng thú, phát huy sự chủ động,

tích cực, sáng tạo của học sinh 24 83 38 119 36 2.8 5 6 Thường xuyên đổi mới phương pháp học tập 23 34 37 159 47 2.4 6 7 Tổ chức học nhóm, giúp đỡ nhau trong học tập 12 27 32 171 58 2.2 8 8 Tự đánh giá kết quả học tập 14 21 75 139 51 2.4 7

Thống kê 300 phiếu hỏi từ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong 5 trường THPT vùng khó huyện Di Linh cho thấy các nhà trường đã quản lý tốt nề nếp học tập của học sinh. Ban giám hiệu các trường đã nhận thức sâu sắc là phải thiết lập kỷ cương trường lớp, chú trọng quản lý học sinh về các mặt: Ý thức đi học chuyên cần, nề nếp trong giờ học, xây dựng thái độ học tập đúng đắn…Qua khảo sát cho thấy các nhà trường đã làm tốt công tác quản lý học sinh trong giờ học chính khóa, giảm thiểu tình trạng học sinh vi phạm kỷ luật. Trong các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp cũng như hoạt động ngoài giờ lên lớp công tác kiểm điểm, quán triệt ý thức học tập, tổng kết thi đua… được thực hiện khá tốt. Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với đoàn trường, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện khá tốt công tác theo dõi, chấn chỉnh kịp thời việc thực hiện nội quy nhà trường của học sinh như nề nếp, giờ giấc ra vào lớp. Tuy vậy khả năng hợp tác, chia sẽ, giúp đỡ nhau trong học tập của học sinh còn hạn chế, tổ chức học nhóm, học tổ để giúp đỡ nhau trong học tập chỉ được tiến hành một cách tự phát, không được tổ chức chặt chẽ và điều hành bởi giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn. Khả năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh còn yếu, chưa thích nghi với hình thức tự học, khả năng tìm tòi và yêu cầu giúp đỡ khi học tập có khó khăn không cao do đó khó cải thiện được chất lượng học tập.

Bảng 18. Đánh giá biện pháp quản lý phối hợp giữa gia đình nhà trường xã hội.

TT Biện pháp Rấttốt Tốt thườngBình Chưatốt Yếu ĐiểmTB Thứbậc 1 Biện pháp phối hợp giữa nhà trường

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý của hiệu Trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w