- Quản lý nề nếp, tháiđộ học tập của học sinh.
2 Biện pháp phối hợp giữa nhà trường
và xã hội 51 48 29 23 9 3.7 2 3 Biện pháp phối hợp giữa gia đình và
xã hội 31 20 55 39 15 3.1 3 4 Biện pháp phối hợp giữa gia đình,
nhà trường và xã hội 22 18 29 62 29 2.6 5
Bảng 19. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục
TT Các nguyên nhân ảnh hưởng Số lượng % Thứbậc
1 Nhà trường và các cấp chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến sự phối hợp các lực lượng giáo dục
132 82.5 3
2 Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và
xã hội chỉ mang tính hình thức 120 75.0 5
3 Nhà trường chưa chủ động xây xây dựng
kế hoạch, quy chế phối hợp 142 88.8 1
4 Nội dung, biện pháp giữa các lực lượng
giáo dục chưa đồng bộ, rõ ràng. 112 70.0 6 5 Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh
chưa có mối liên hệ thường xuyên. 123 76.9 4 6 Thiếu các văn bản pháp quy chỉ đạo việc
phối hợp các lực lượng giáo dục. 85 53.1 7 7 Hoạt động của hội cha mẹ học sinh kém
hiệu quả. 134 83.8 2
Trong các biện pháp quản lý phối hợp các lực lượng trong giáo dục nhất là để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học tại các trường THPT vùng khó huyện Di Linh qua thông kê 160 ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên chúng tôi thấy rằng biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình được đánh giá tốt nhất, tiếp đó biện pháp phối hợp giữa nhà trường và xã hội cũng được đánh giá thực hiện có hiệu quả. Biện pháp phối hợp tổng thể giữa 3 chủ thể giáo dục được đánh giá kém hiệu quả nhất và chỉ mang hình thức. Cùng với việc nghiên cứu thực trạng quản lý phối hợp các lực lượng trong giáo dục trong và ngoài nhà trường chúng tôi đã khảo sát, điều tra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm khắc phục tình trạng
bỏ học ở nơi này. Tổng hợp kết quả khảo sát chúng tôi thấy những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đó là:
-Thứ nhất nhà trường, gia đình, các cấp chính quyền chưa quan tâm thỏa đáng và đúng mức đến sự phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục học sinh mà cho đó là trách nhiệm của nhà trường. Sự quan tâm của chính quyền chủ yếu nằm trong nghị quyết khi đi vào cuộc sống còn nhiều trở ngại và hình thức do đó những chương trình hổ trợ học sinh có khó khăn trong học tập kém hiệu quả.
-Thứ hai, nhà trường chưa chủ động xây dựng các kế hoạch, quy chế phối hợp khoa học, đồng bộ, thống nhất nên hiệu quả của sự phối hợp cũng như trách nhiệm của các lực lượng giáo dục chưa rõ ràng, khó thực hiện.
-Thứ ba sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn nặng hình thức, cộng đồng xã hội còn đứng ngoài cuộc.
Thực tế cho thấy rằng những trường trên địa bàn vùng khó huyện Di Linh nếu làm tốt công tác phối hợp các chủ thể giáo dục trong việc giáo dục học sinh thì tình trạng bỏ học được kìm chế ở mức thấp. Trong 5 trường vùng khó của huyện được khảo sát thì trường THPT Lê Hồng Phong có tỷ lệ học sinh bỏ học ít nhất mặc dù điều kiện đầu vào của nhà trường không tốt hơn các trường khác trong vùng nhưng nhờ có những giải pháp tích cực mà một trong những biện pháp đã thực hiện khá tốt và có hiệu quả đó là biện pháp phối hợp các lực lượng lượng giáo dục. Như vậy nếu có được sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì chất lượng dạy và học của nhà trường sẽ được nâng cao, bản thân học sinh cũng sẽ ý thức sâu sắc hơn về kết quả học tập cũng như vai trò của mình với tương lai của bản thân, gia đình và xã hội.
Qua điều tra biện pháp quản lý phối hợp các lực lượng để giáo dục học sinh và khắc phục tình trạng học sinh THPT bỏ học trên địa bàn vùng khó huyện Di Linh cho thấy rằng công tác phối hợp các lực lượng giáo dục đã đạt được những kết quả ban đầu trong việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Tuy
nhiên, kết quả của công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, thiếu đồng bộ. Với gia đình thì phần lớn đều có sự quan tâm đến việc học hành của con cháu, nhưng do điều kiện kinh tế quá khó khăn, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập của con em, lại buông lỏng, thiếu sự quản lý, giáo dục, nuông chiều, phó thác con em cho nhà trường, cho xã hội... Với xã hội thì có quá nhiều tiêu cực tác động vào học sinh như: phim, ảnh, sách báo không lành mạnh, không phù hợp, là lối sống buông thả, ăn chơi, sống không có lý tưởng, sống không cần ngày mai, là sự cám dỗ của tệ nạn, là sức hút của các đồ chơi điện tử... đã khiến học sinh sao nhãng, không thiết gì đến việc học hành.
Qua điều tra về nguyên nhân bỏ học ngoài các nguyên nhân chính như vì học lực yếu, hay do hoàn cảnh gia đình khó khăn, vẫn còn một thực tế không thể phủ nhận là các em đang bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội trong đó có việc nghiện chơi điện tử, việc nghiện chơi trò chơi điện tử dẫn đến học kém rồi bỏ học, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả sự quản lý, giám sát thiếu chặt chẽ của các gia đình, nhà trường, sự lỏng lẽo trong mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình, sự yếu kém trong khâu quản lý dịch vụ Internet. Chính sách xã hội chưa thật thỏa đáng hổ trợ kịp thời cho những đối tượng khó khăn. Chương trình xã hội hóa giáo dục chưa được phát huy.
Để khắc phục những yếu kém này không chỉ đòi hỏi có sự chuyển biến thực sự về nhận thức trong đội ngũ những người làm công tác giáo dục, của phụ huynh học sinh, các lực lượng xã hội mà còn cần có sự đổi mới căn bản công tác tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp các ngành, các đoàn thể và chính quyền địa phương, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, nhất là sự phấn đấu của các nhà trường chắc chắn rằng tình trạng bỏ học với tỷ lệ cao như hiện nay sẽ được ngăn chặn.
Bảng 20. Đánh giá biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm duy trì sĩ số học sinh
TT Biện pháp Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Yếu Điểm TB Thứ bậc