- Biện pháp tâm lí xã hội:
3.2.2.1 Quản lí hoạt động học của học sinh
- Tăng cường giáo dục, giúp học sinh xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn
Việc giúp học sinh vùng khó xác định được mục đích, động cơ học tập đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập, bởi lẽ nó tạo tiền đề, thế năng quan trọng cho quá trình nhận thức của học sinh.
+ Nội dung:
- Xác định cho các em thấy rõ vai trò, vị trí của các em đối với tương lai của bản thân, gia đình, đất nước, đặc biệt là việc bảo vệ, xây dựng quê hương. “Học tập để ngày mai lập nghiệp”, góp phần xây dựng quê hương tiến kịp miền xuôi, các vùng kinh tế phát triển khác.
- Làm cho các em thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với quê hương đất nước, trước mắt là việc học tập, rèn luyện.
- Khơi dậy ở các em lòng tự hào dân tộc, vận động nội lực, tự giác, chuyên cần trong học tập.
- Xây dựng tình đoàn kết và bình đẳng giữa các dân tộc trên cơ sở hiểu biết tâm lí học sinh, giúp các em khắc phục tư tưởng cục bộ, xóa bỏ mặc cảm tự ti, xây dựng niềm tin và sự tự tin trong sinh hoạt, học tập.
+ Các hình thức giáo dục:
- Cho học sinh học tập, thảo luận về mục đích, nhiệm vụ của nhà trường. Kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể theo chuyên đề nhằm giúp học sinh xác định mục đích, động cơ học tập.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp cải tiến nội dung sinh hoạt lớp. Mỗi tháng một buổi thảo luận với chủ đề về học tập như: học cho ai, học để làm gì…, nêu gương những học sinh dân tộc học tập tốt, những cán bộ dân tộc thiểu số có đóng góp lớn trong xây dựng quê hương đất nước.
- Tạo điều kiện học tập và sinh hoạt tốt nhất trong khả năng có thể, để học sinh thấy rõ sự ưu đãi của Nhà nước, địa phương từ đó có ý thức, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ học tập
Hướng dẫn học sinh phương pháp học và tự học
- Ngày nay trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, việc ứng dụng các PPDH tích cực đồng nghĩa với việc thay đổi cách học của trò cho phù hợp với PPDH của thầy. Để nâng cao chất lượng dạy học cần tạo điều kiện cho học sinh học tập rèn luyện trong môi trường sư phạm lành mạnh, cho các em phát triển đầy đủ về mọi mặt.-
-Việc đổi mới, cải tiến PPDH nhằm phát huy vai trò chủ đạo của người thầy, đồng thời đổi mới phương pháp học tập của trò. Phát huy vai trò tích cực, sáng tạo của cả hai chủ thể trong dạy và học, trong đó học sinh phải là chủ thể tích cực sáng tạo trong quá trình nhận thức. Học và tự học còn người thầy là những chuyên gia hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, điều chỉnh, tổng kết nhận thức của học sinh đúng lúc, đúng mức. Giúp học sinh nhận thức, có khả năng tư duy sáng tạo, kích thích tạo ra nhu cầu chiếm lĩnh tri thức để học sinh điều chỉnh phương pháp học tập:
- Học cách chủ động nghe giảng, ghi chép.
- Cách học đọc sách, sưu tầm tài liệu, phương pháp tư duy, cách phát hiện vấn đề.
- Cách vận dụng và chuyển hóa tri thức.
- Cách tập hợp nội dung, lập hệ thống bài học, nhận ra đặc trưng của môn học.
-Bằng nhiều hình thức khác nhau, nhà trường chỉ đạo việc dạy học sinh phương pháp học tập và tự học theo phương hướng sau:
+ Biết chủ động, tự tạo điều kiện cho bản thân tiếp thu kiến thức ở trên lớp và thời gian học ở nhà.
+ Giáo viên giúp học sinh tự đánh giá học lực của bản thân, tổ chức giới thiệu cho học sinh biết cách đánh giá cho điểm trong các bài kiểm tra, bài thi một cách kỹ lưỡng để học sinh chủ động và sáng tạo trong việc trình bày kiến thức bằng khả năng tư duy của mình. Nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh hướng dẫn các em lựa chọn nội dung, hình thức học phù hợp, sắp xếp và tạo điều kiện về thời gian cho các em học ở nhà.
+ Việc lựa chọn sách vở, nên lựa chọn tài liệu sách trong nhóm học tập là hết sức cần thiết, đồng thời có tính giáo dục cao, nhất là ở bậc THPT với lượng kiến thức nhiều mà thời gian trên lớp hạn chế.
+ Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chủ động đổi mới PPDH, tạo cho các em luôn có nhu cầu về tri thức. Do đó các em biết tập hợp hệ thống kiến
thức đã học, thiết lập mối quan hệ của kiến thức từ đó có nhu cầu giải quyết vấn đề.
+ Bằng việc đổi mới PPDH kích thích tối đa khả năng và nhu cầu nhận thức của học sinh, tăng động cơ hoạt động nhận thức. Giúp học sinh tìm ra, khám phá ra câu hỏi thứ yếu, câu hỏi bản chất để giải quyết nhu cầu có trọng tâm có trọng điểm. Tránh tản mạn thiếu tập trung đồng thời tôn trọng khả năng nhận thức cá nhân và phù hợp với từng học sinh, để học sinh làm chủ quá trình học tập thì các PPDH mới mang lại hiệu quả cao, chất lượng của học sinh mới được ổn định.
+ Hình thành không khí học tập tích cực, môi trường học tập sư phạm hấp dẫn và có trật tự nhằm khuyến khích học sinh hăng say học tập. Các em được cổ vũ khích lệ tự tìm kiếm phát hiện, cho phép mạo hiểm trong phát hiện, giúp các em thu được tri thức và kinh nghiệm cả trong những thành công cũng như từ những thất bại mà các em mắc phải.
Bổ túc kiến thức cho học sinh một cách khoa học, chú trọng phụ đạo học sinh yếu kém
- Nhằm khắc phục tình trạng trình độ học sinh đầu vào bất cập không đồng đều nhà trường cần chú trọng lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
- Lập kế hoạch, xây dựng chương trình chuẩn, phân công giáo viên giảng dạy hợp lí xuất phát từ thực tế chất lượng học tập của học sinh. Căn cứ vào biên chế năm học để lập kế hoạch, xây dựng nội dung chương trình ưu tiên thời gian bổ túc cho các môn học sinh gặp khó khăn trong lĩnh hội kiến thức. Phối hợp các hình thức thực hiện bổ túc kiến thức cho học sinh yếu, kém: Tổ chức các lớp phụ đạo học sinh yếu kém ở các môn, cử các giáo viên có năng lực chuyên môn, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình phụ đạo mỗi tuần một buổi, đặc biệt chú ý giúp đỡ các em trong giờ tự học. Động viên kịp thời khi các em có tiến bộ dù rất nhỏ. Thường xuyên liên lạc trao đổi, bàn bạc cùng phụ huynh kết hợp giáo dục ở trường và khi ở nhà. Đối với học sinh khá giỏi,
nhà trường có kế hoạch cho các em được bồi dưỡng chuyên sâu, nâng cao kiến thức hướng dẫn các em sử dụng sách tham khảo để các em tự học, tự nghiên cứu tạo điều kiện cho các em tham gia đội tuyển học sinh giỏi các cấp. Mỗi giáo viên có kế hoạch giảng dạy một chuyên đề cho đội ngũ học sinh này, chương trình được nhà trường thông qua..
Quản lí hoạt động học tập, rèn luyện trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh
+ Quản lí hoạt động học tập rèn luyện trên lớp của học sinh
- Một trong những vấn đề trọng tâm hiện nay là giáo dục mục đích, động cơ thái độ học tập của học sinh, khắc phục triệt để lề lối học tập ỷ lại, tự ti, thiếu ý chí vươn lên.
- Ngay từ đầu năm học ổn định đội ngũ giáo viên chủ nhiệm các lớp. Đội ngũ này sẽ ổn định, kiện toàn ban cán sự lớp có năng lực tổ chức và thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Giáo viên chủ nhiệm có sự phối hợp cùng các giáo viên bộ môn, ban cán sự lớp, Đoàn thanh niên theo dõi quản lí học sinh. Cần cho học sinh học tập nội qui ngay từ đầu năm học và có bản cam kết thực hiện, có chữ kí của phụ huynh.
- Tạo ra hệ thống hoạt động đồng bộ trong đội ngũ giáo viên, đội cờ đỏ Đoàn trường, bảo vệ nhà trường đưa học sinh vào nề nếp. Mỗi bộ phận có chức năng riêng, nhưng đều bổ sung, hỗ trợ nhau trong việc quản lí học sinh.
- Cần xác định trách nhiệm của giáo viên bộ môn, họ phải quản lí lớp trong các giờ lên lớp của mình, cuối mỗi giờ hướng dẫn học sinh cách học và làm bài ở nhà, lưu ý những vấn đề trọng tâm, có thể hướng dẫn xem trước bài giảng kế tiếp. Nhất thiết phải kiểm tra bài cũ và các vấn đề học sinh chuẩn bị trước, cần đưa việc này vào nề nếp. Bài kiểm tra 15, 45 phút phải đúng trọng tâm, phù hợp và đảm bảo học sinh làm bài tự giác, độc lập và có hiệu quả cao.
- Để nâng cao khả năng học tập của học sinh, cần chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá, triệt để khắc phục việc vi phạm qui chế thi, kiểm tra. Cần thay đổi
cách chọn nội dung kiểm tra, đánh giá để tránh học lệch, coi trọng yêu cầu vận dụng kĩ năng và suy luận. Kiểm tra vừa sức học trò trên cơ sở chuẩn kiến thức, cần tổ chức bổ sung nhiều hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên.
- Quan tâm chỉ đạo xây dựng đội ngũ tự quản học sinh. Giao cho Đoàn thanh niên đặc trách quản lí nề nếp. Trước 15 phút đầu giờ học, nhà trường tạo ra nề nếp cho các tổ nhóm học tập truy bài, kiểm tra việc học và làm bài ở nhà của các thành viên trong tổ. Đội cờ đỏ cần tự quản tốt trong giờ truy bài, chấm điểm thi đua giữa các lớp, tạo không khí thi đua giúp các em có ý thức học tập tốt hơn, đồng thời động viên tập thể, cá nhân có ý thức tốt, uốn nắn kịp thời những hành vi chưa tốt.
+ Tổ chức và quản lí tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp
Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ kích thích lòng ham hiểu biết, giúp học sinh phấn khởi học tập vừa hiểu biết thêm, vừa làm giàu thêm kinh nghiệm cho các em.
- Tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa ở các bộ môn: Thảo luận về vấn đề học tập, câu lạc bộ môn học, hội vui khoa học, ra báo tường học tập với nhiều hình thức phong phú mang lại hiệu quả trong quá trình nhận thức của học sinh. - Nhà trường chỉ đạo các hoạt động có ý nghĩa thiết thực, được chuẩn bị có tính giáo dục cao. Nội dung hoạt động gắn liền với bài học dựa trên ba yếu tố: nhận thức, kỹ năng, thái độ, gắn hoạt động chuyên môn, tri thức khoa học với thực tế cuộc sống, cho học sinh cập nhật với nội dung kiến thức mới và hiểu biết hơn về cuộc sống.
- Giáo dục hướng nghiệp: Nhà trường cần làm tốt việc định hướng nghề nghiệp và quản lí tổ chức tốt chương trình học nghề của học sinh đúng qui chế. Thiết thực và có hiệu quả, đảm bảo nguyên lý dạy học: “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội”, cho học sinh phát triển toàn diện, đáp ứng mục tiêu của giáo dục.