- Quản lý nề nếp, tháiđộ học tập của học sinh.
7 Đưa công tác duy trì sĩ số làm tiêu chí
2.5. Đánh giá thực trạng biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học tại các
trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học tại các trường THPT vùng khó huyện Di Linh.
+ Mặt mạnh.
Qua nghiên cứu về các biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THPT vùng khó Huyện Di Linh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học chúng tôi thấy rằng:
Về nhận thức cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn vùng khó huyện Di Linh đều nhận thức đầy đủ về tình trạng báo động số lượng học sinh bỏ học ngày càng tăng. Những tác động tiêu cực của tình trạng học sinh bỏ học hàng loạt đối với bản thân các em, gia đình và xã hội.Ý thức được trách nhiệm của cán bộ quản lý, của giáo viên đối với vấn đề khắc phục tình trạng bỏ học.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bỏ học ở vùng khó huyện Di Linh được xác định là do học lực yếu kém không theo nổi chương trình chán học rồi bỏ học. Vì xác định đúng nguyên nhân nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học do đó các trường đã hết sức tích cực có những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học được đánh giá có hiệu quả như bồi dưỡng, nâng cao năng lực và nghiệp vụ chuyên môn được các nhà trường chú trọng và tổ chức có hiệu quả, tích cực cải thiện, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, công tác kiểm định chất lượng và kiểm tra nội bộ được duy trì, hạn chế những sai phạm quy chế đến mức thấp nhất. Công tác phụ đạo, bồi dưỡng khắc phục tình trạng học sinh yếu kém được các nhà trường quan tâm đúng mức, tuy còn nhiều khó khăn như thiếu cơ sở, phòng ốc để thực hiện, kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên không có, học sinh vùng khó mất kiến thức cơ bản một cách trầm trọng ngay từ các bậc học dưới nhưng các nhà trường đã tích cực chủ động tháo gỡ khó khăn, động viên đội ngũ nhờ đó công tác phụ đạo học sinh yếu kém đạt được những kết quả khích lệ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhờ đó hạn chế tình trạng bỏ học. Quản lý và tổ chức việc đổi
mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy với các yêu cầu: phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên. Các đơn vị trường học đã triển khai khá tốt yêu cầu dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với đặc trưng bộ môn. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được các nhà trường chú trọng đúng mức: Để việc dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và học sinh vùng miền, chống lối dạy đọc chép, tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, thực hành thí nghiệm.Chú trọng việc củng cố chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng dân tộc và các địa bàn khó khăn. Nhìn chung chất lượng giáo dục THPT vùng khó huyện Di Linh có tiến bộ nhưng chưa thật bền vững.
Quản lý việc tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị trường học theo hướng kiên cố, hiện đại, sử dụng hiệu quả nguồn vốn giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cũng được đánh giá cao. Nhiều trường đã chủ động đầu tư bổ sung thiết bị dạy học, thiết bị tin học, bổ sung số đầu sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học thường xuyên và có kết quả tốt.
+ Mặt hạn chế tồn tại.
Mặc dù hiệu trưởng các trường đã có nhiều cố gắng, trăn trở tìm các giải pháp để khắc phục tình trạng bỏ học trên địa bàn và đã có những kết quả bước đầu tuy vậy hiện tượng bỏ học vẫn chưa có dấu hiệu được kìm hảm bởi bỏ học có những nguyên nhân chủ quan và khách quan, là vấn đề xã hội không thể một mình cơ sở giáo dục giải quyết được tình trạng này mà đòi hỏi nhiều lực lượng xã hội cùng quan tâm giải quyết mới có thể khắc phục được. Tuy nhiên qua khảo sát nguyên nhân của tình trạng bỏ học trên địa bàn cho thấy rằng nếu các cơ sở giáo dục quyết tâm, đội ngũ cán bộ quản lý năng động để có thể huy động nội lực đang có thì hòan toàn có thể nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường đặc biệt là có chương trình hổ trợ linh hoạt làm giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, tạo dựng niềm tin, niềm vui đến trường, hổ trợ kịp thời những hoàn cảnh khó khăn thì nhà trường hoàn toàn có thể chủ động để giải quyết
tình trạng bỏ học hàng loạt chính tại cơ sở giáo dục của chính mình mà không phải chờ đợi những chính sách vĩ mô từ nhà nước và ngành giáo dục.
Qua khảo sát nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lý của hiệu trưởng THPT trên địa bàn huyện Di Linh cán bộ quản lý chưa xây dựng được một hệ thống các biện pháp toàn diện, đồng bộ, linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh vùng miền mà thực hiện các biện pháp đơn lẽ theo chủ quan.
Việc tổ chức phụ đạo, giúp đỡ học sinh diện yếu kém được các hiệu trưởng nhận định là biện pháp cần thiết nhất song phương pháp tổ chức chưa khoa học, chưa huy động được các nguồn lực.
Công tác chống bỏ học với những giải pháp thực hiện trong thời gian qua ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh đã và đang mang lại nhiều hiệu quả khả quan. Tuy nhiên, nhìn trên bình diện tổng thể, kết quả đạt được chưa cho thấy sự ổn định thật sự và có tính bền vững. Do đó, sự chung sức và đồng lòng thực hiện nhiều giải pháp chính là mấu chốt giúp cuộc chiến chống bỏ học ở Di Linh đi đến kết quả.
Chúng ta đã hạn chế được số lượng học sinh bỏ học, nhưng con số gần 500 học sinh THPT vùng khó bỏ học mỗi năm ở Di Linh vẫn là con số đáng báo động. Các cơ sở Giáo dục phải nắm vai trò cốt cán trong công tác này. Không để học sinh yếu kém dẫn đến chán học, bỏ học bằng những biện pháp cụ thể (đổi mới chương trình, cách dạy, phân luồng học sinh, không để học sinh ngồi nhầm lớp…). Gia đình có kinh tế khó khăn ta phải hỗ trợ, tiếp sức cho trẻ đến trường bằng học bổng, trợ cấp và giúp đỡ thông qua các cuộc vận động và phối hợp với các lực lượng và có chính sách an sinh xã hội. Đồng thời, ra sức tuyên truyền công tác phổ cập giáo dục, xây dựng xã hội cùng học tập, xây dựng gia đình hiếu học, quỹ khuyến học dồi dào… Tất cả các giải pháp vừa nêu không phải chưa làm và khó thực hiện. Cái khó ở đây chính là chúng ta đã thật sự làm tốt các vấn đề vừa nêu hay chưa? Việc chủ động ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Song song đó, vấn đề quản lý học sinh
yếu kém ôn tập, thi lại hoặc phụ đạo ở một số trường chưa chặt chẽ; chưa có giải pháp cụ thể đối với học sinh thiếu chuyên cần; chưa quan tâm việc rút kinh nghiệm trong công tác phụ đạo. Tất cả điểm trên dẫn đến nhiều học sinh thi lại không đạt, số vươn lên trung bình ít, học sinh chán học, bỏ học. Công tác chống bỏ học thời gian qua, các cơ sở Giáo dục còn thiếu những giải pháp đồng bộ. Trong đó chỉ rõ vai trò của từng bộ phận cấu thành guồng máy vận hành cuộc chiến chống bỏ học ở Di Linh là: Địa phương - Trường học - Ban đại diện cha mẹ học sinh và vai trò, trách nhiệm cũng như phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận. Nếu vận hành tốt cả ba bộ phận trên, chúng tôi tin chắc rằng công tác chống bỏ học ở Di Linh sẽ thành công trên nhiều bình diện”. Việc hỗ trợ, động viên bằng vật chất, tinh thần của các địa phương đối với những gia đình khó khăn cũng như tạo kế sinh nhai chính là biện pháp hữu hiệu nhất thực hiện thắng lợi ba mục tiêu: chống bỏ học - đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Ban đại diện cha mẹ học sinh phải là cầu nối hữu hiệu gắn kết với nhà trường trong mọi hoạt động của con em mình. Hoạt động của BĐD cha mẹ học sinh phải chuyển biến, tạo niềm tin, không còn tâm lý ngán ngại “đi họp chỉ để đóng tiền” mà đi họp là để hiểu rõ con em đang học như thế nào, sự chuyên cần, ý thức tự giác học tập của các em. Lắng nghe, chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của các em, thầy cô và phụ huynh cùng chung sức giúp các em không rơi vào chán học, bỏ học. Với vai trò trách nhiệm của mình, các cơ sở Giáo dục phải nâng cao chất lượng dạy và học, giảm học sinh yếu kém, giải quyết căn cơ vấn đề bỏ học do kết quả học tập yếu và xem đây là chủ trương xuyên suốt khắc phục tình trạng học sinh bỏ học vì kết quả học tập. Đổi mới cách dạy và học, ứng dụng CNTT, tham quan, học tập những mô hình dạy tốt, sáng tạo. Chấn chỉnh xu hướng quá chú trọng vào một hình thức kiểm tra. Phân phối chương trình phù hợp với đặc điểm vùng miền. Khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học để có những biện pháp theo dõi, giúp đỡ từng em cụ thể, nhất là những em có nguy cơ bỏ học cao. Cải thiện môi trường học tập bằng nhiều biện pháp, trong đó xây dựng “Trường
học thân thiện, học sinh tích cực” luôn là mục tiêu lớn của nhà trường. Những biện pháp, việc làm cụ thể đã có. Nhưng cái thiếu là sự quyết tâm, tính học hỏi và nhất là thiếu sự đồng bộ trong công tác chống bỏ học đã và đang diễn ra. Đây là thách thức trong cuộc chiến chống bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh.
Biện pháp quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học chưa thực hiện có hiệu quả. Các nhà trường chưa chủ động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ làm công tác giáo viên chủ nhiệm.Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp phối hợp với gia đình học sinh, với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. Do hiệu trưởng chưa thật quan tâm chỉ đạo đội ngũ này do đó có một bộ phận giáo viên chủ nhiệm chưa nắm vững nhiệm vụ của họ trong công tác với gia đình,chưa hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ nhà trường - gia đình, chưa làm cho cha mẹ học sinh nắm được mục đích giáo dục chung, mục tiêu giáo dục, các chuẩn kiến thức học sinh cần đạt của cấp học, lớp học có liên quan đến lớp mình phụ trách. Còn một bộ phận giáo viên chủ nhiệm chưa nắm chắc đối tượng học sinh của lớp - những học sinh nghèo khó có nguy cơ bỏ học, số lần cúp tiết học, số lần không thuộc bài, kết quả xếp loại để thông báo cho cho gia đình để có biện pháp phối hợp giúp đỡ kịp thời, chưa hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh, khả năng của các bậc cha mẹ học sinh làm tiền đề cho các việc: giáo dục học sinh như phát hiện nguyên nhân học sinh học kém, vi phạm kỷ luật có thể do gia đình kinh tế khó khăn, gia đình đặc biệt hay cha mẹ học sinh có vấn đề. Tổ chức tốt các buổi họp cha mẹ học sinh có nội dung thiết thực, tạo được niềm tin của các bậc cha mẹ vào thầy cô và nhà trường. Lôi cuốn cha mẹ học sinh vào việc hướng dẫn học sinh sử dụng hợp lý thời gian ở nhà. Công tác như giáo dục truyền thống, dạy. Công tác kiểm tra sự phối hợp với gia đình học sinh của giáo viên chủ nhiệm cũng chưa được các nhà trường coi trọng từ đó còn một bộ phận giáo viên chủ nhiệm chưa ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc phối hợp với gia đình học sinh, chưa khắc phục
được những trường hợp giáo viên có thái độ hời hợt, ngại đến thăm gia đình học sinh hoặc có những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ với gia đình học sinh. Công tác phối hợp với các lực lượng ngòai nhà trường để tạo sức mạnh tổng hợp trong việc ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học chưa thật sự có hiệu quả. Do chưa làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo điạ phương vì vậy chưa có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng phạm vi trách nhiệm của từng lực lượng tham gia giáo dục. Biện pháp thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh còn yếu, thiếu đồng bộ chưa đi vào chiều sâu.
Tiểu kết chương 2:
Nghiên cứu và phân tích thực trạng của hiện tượng bỏ học và các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường THPT vùng khó huyện Di Linh cho thấy những mặt mạnh, những mặt yếu, những thuận lợi khó khăn cũng như những ưu khuyết điểm các biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn, nghiên cứu và phân tích những nguyên nhân bỏ học của học sinh làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học đề cập ở chương sau.
CHƯƠNG 3