Phân tích kết quả trước khi tác động sư phạm

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non Trường Đại học Đồng Tháp (Trang 75)

3. Tự học tiếp cận và tận dụng các tài liệu, phương tiện nghe nhìn và tin học

3.2.2.1. Phân tích kết quả trước khi tác động sư phạm

Để học tập học phần Giáo dục học Nhà trẻ, điều kiện tiên quyết là sinh viên phải học xong học phần Giáo dục học đại cuơng. Vì vậy, trước khi tiến hành các tác động sư phạm theo mục đích thực nghiệm, chúng tôi đã khảo sát và đánh giá trình độ và khả năng tự học ban đầu của sinh viên dựa trên bài kiểm tra trước khi vào học học phần Giáo dục học Nhà trẻ. Nội dung bài kiểm tra chúng tôi dựa vào nội dung chương trình Giáo dục học đại cương.

Nội dung bài kiểm tra là:

1. Giáo dục học là gì? Vì sao sinh viên phải học học phần “Giáo dục học”? Thông qua học phần “Giáo dục học” sẽ giúp các bạn biết - hiểu - vận dụng những vấn đề gì trong thực tiễn nghề nghiệp sau này?

2. Trong các vấn đề đã học, bạn tâm đắc nhất vấn đề nào? Hãy dùng lý luận và thực tiễn để phân tích vấn đề mà bạn tâm đắc.

Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra và các tiêu chí đã được xác định, kết quả khảo sát và đánh giá trình độ sinh viên trước tác động sư phạm được thể hiện ở bảng 10.

Bảng 10: Kết quả kiểm tra của sinh viên trước thực nghiệm.

Nhóm lớp Mức độ (%) Mean X.S Giỏi Khá TBK TB Yếu TN 0,0 12,5 10 35 22,5 20 5,6 ĐC 0,0 7,5 5 27,5 25 35 5,2

Nhìn vào Bảng 10, cho thấy: Ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng không có điểm xuất sắc, có tỷ lệ ở mức giỏi, tỷ lệ ở các mức trung bình - khá, trung bình, yếu là gần tương đương nhau, điểm trung bình cả 2 nhóm: Nhóm TN là 5,6; Nhóm ĐC là 5,2. Mức độ chênh lệch này là không đáng kể, do đó có thể coi kết quả kiểm tra tri thức của 2 nhóm là tương đương nhau.

- Về kết quả xếp loại của 2 nhóm: Không có sinh viên đạt loại xuất sắc; Loại giỏi và khá chiếm tỷ lệ rất ít; Tỷ lệ về xếp loại trung bình - khá, trung bình, yếu gần tương đương nhau, còn quá nhiều sinh viên xếp loại yếu.

- Về chất lượng bài kiểm tra của 2 nhóm: Về mặt tri thức sinh viên đều nắm được các kiến thức cơ bản, nhưng chưa sâu sắc, kiến thức mở rộng và vận dụng còn ít. Điều này, chứng tỏ sinh viên tự nghiên cứu, mở rộng, đào sâu tri thức chưa nhiều, chất lượng học tập chưa cao.

Mặt khác, qua trao đổi, quan sát giờ tự học của 2 nhóm, điều nỗi bật là sinh viên chưa có nhận thức đầy đủ và sâu sắc về hoạt động tự học, chưa có kế hoạch tự học, chưa biết tổ chức hoạt động tự học khoa học, chưa có kỹ năng tự học, chưa biết khai thác và tận dụng hết nội lực bên trong và ngoại lực bên ngoài để phát huy hiệu quả tự học của mình.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non Trường Đại học Đồng Tháp (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w