Coi trọng sự quản lý của Trường Khoa đối với việc tự học

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non Trường Đại học Đồng Tháp (Trang 66)

- Sinh viên cần coi trọng giờ học trên lớp

Theo quan điểm công nghệ dạy học thì quá trình dạy học ở đại học là quá trình tổ chức, điều khiển và tự tổ chức, tự điều khiển, trong đó giảng viên vừa là người thiết kế quy trình dạy học, vừa góp phần thi công, còn sinh viên vừa thi công, vừa tự thiết kế qui trình tự học, nhằm thực hiện tối ưu mục đích, nhiệm vụ dạy học ở đại học.

Năng lực của con người được nâng lên mạnh mẽ, nhờ vào biết “học

cách học” và người dạy biết “dạy cách học”. Người học là chủ thể của quá

trình, còn người dạy là người hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người học phát huy nội lực. Người dạy không chỉ truyền thụ những tri thức có sẵn, chỉ cần ghi nhớ, mà còn định hướng, tổ chức cho người học tự khám phá ra kiến thức mới, giúp cho người học không chỉ nắm bắt nội dung kiến thức, mà còn nắm được phương pháp đi tới kiến thức đó. Vì vậy, người học cần quí trọng, biết tận dụng thời gian học trên lớp, tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của giảng viên. Để tận dụng thời gian đó, trước khi đến lớp, người học cần hoàn thành đầy đủ, nghiêm túc những nhiệm vụ tự học mà giảng viên giao cho, cần nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các thắc mắc, các câu hỏi, lưu ý các nội dung quan trọng và khó hiểu đối với mình. Khi vào lớp, tập trung nghe giảng, nắm được logic bài giảng theo từng phần và liên hệ đến những phần đã học để thấy được mối liên quan của các nội dung. Khi nghe giảng, nếu có ý kiến bất đồng nên mạnh dạn đề xuất suy nghĩ của mình để làm sáng tỏ vấn đề. Với những vấn đề khó hiểu gặp phải trong quá trình nghiên cứu, đề xuất với thầy, nhờ thầy giải đáp, để khi về nhà tiếp tục trong quá trình tự học, người học sẽ đỡ gặp khó khăn. Nếu người học quan niệm như vậy thì chắc chắn hoạt động tự học sẽ có rất nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

- Sinh viên cần coi trọng và quan niệm đúng đắn về việc thi, kiểm tra Người học dù học theo hình thức nào, muốn đánh giá kết quả học tập

Thi cử, kiểm tra là một biện pháp mạnh và hữu hiệu tác động đến quá trình đào tạo và chất lượng dạy và học, đó là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, của các trường Đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có những qui chế về vấn đề thi - kiểm tra đối với các hệ đào tạo. Việc sàng lọc trong đào tạo là điều tất yếu và dễ hiểu.

Người học cần phải quan niệm rõ ràng và đúng đắn về việc thi và kiểm tra. Việc thi cử được tổ chức càng nghiêm túc, công bằng và khách quan bao nhiêu thì càng phản ánh đúng chất lượng học tập bấy nhiêu, giá trị của những điểm số, văn bằng càng có ý nghĩa bấy nhiêu. Khi người học có quá trình tự học tốt, nắm chắc kiến thức rồi thì việc thi cử đánh giá của trường Đại học không có gì là khó khăn và nặng nề.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non Trường Đại học Đồng Tháp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w