2.3.3.1. Tự đánh giá của sinh viên về mức độ thực hiện hoạt độngtự học tự học
Bảng 7: Mức độ thực hiện công việc tự học của sinh viên
TT Các công việc
Mức độ Thường xuyên Không thường
xuyên
Không sử dụng
SL % SL % SL %
1 Học nguyên văn bài giảng.
18 18,56 54 55,67 21 21,65
2 Đọc các bài giảng ngay sau khi học.
39 40,21 48 49,48 3 3,09 3 Học vở ghi kết hợp với đọc sách. 69 71,13 23 23,71 3 3,09 4 Học theo ý cơ bản, trọng tâm. 83 85,57 9 9,28 1 1,03 5 Lập dàn bài, đề cương ngay sau khi nghe giảng. 27 27,83 51 52,58 15 15,46 6 Lập sơ đồ, hệ thống hoá, tóm tắt, phân loại bài học. 30 30,93 42 43,30 21 21,65 7 Đọc giáo trình trước khi học. 36 37,11 54 55,67 2 2,06 8 Đề xuất thắc mắc, suy nghĩ của mình với giảng viên, bạn bè. 31 31,96 56 57,73 5 5,15
Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi vừa sử dụng câu hỏi, vừa tiến hành quan sát và trao đổi trực tiếp với các sinh viên và các giảng viên, chúng tôi thu nhận được kết quả như sau:
Bước đầu thực hiện công việc tự học, trong đó công việc đầu tiên sinh viên thường xuyên thực hiện là học theo ý cơ bản, trọng tâm, chiếm tỷ lệ
85,57%, kế đến là học trong vở ghi kết hợp với sách, chiếm tỷ lệ 71,13%. Sau đó là các công việc như: Đọc giáo trình trước khi học (37,11%); Đọc các bài giảng ngay sau khi học (40,21%); Lập dàn bài, đề cương ngay sau khi nghe giảng (27,83%); Lập sơ đồ, hệ thống hoá, tóm tắt, phân loại bài học (30,93%); Đề xuất thắc mắc, suy nghĩ của mình với giảng viên và bạn bè (31,96%). Còn việc học nguyên văn bài giảng chỉ chiếm tỷ lệ 18,56%.
Qua kết quả trên chúng tôi nhận thấy rằng, việc tự học của đa số sinh viên là học ý cơ bản, trọng tâm, học vở ghi kết hợp đọc sách, không học nguyên văn bài giảng. Còn việc đọc giáo trình trước khi học, lập dàn bài đề cương, lập sơ đồ, hệ thống hoá, tóm tắt, phân loại bài học, đề xuất thắc mắc thì sinh viên ít thường xuyên sử dụng. Như vậy, trong quá trình tự học về mặt tích cực sinh viên đã thu nhận được những kiến thức trọng tâm, cơ bản đã được thầy cô lựa chọn và định hướng. Tuy nhiên cách học này cho thấy sinh viên còn thụ động, máy móc, dập khuôn, chưa tích cực chủ động, sáng tạo, chưa có sự động não và sự căng thẳng trí tuệ ở mức độ cao, chưa giúp sinh viên nắm được bản chất vấn đề, chưa hiểu sâu kiến thức, vì thế chưa mang lại cho họ kết quả và chất lượng cao trong học tập.