trạng tự học của sinh viên
Một tín hiệu đáng mừng là sinh viên ngày nay đã biết quan tâm đến vấn đề tự học, tự nghiên cứu. Với nguồn tư liệu phong phú về sách và từ nguồn kiến thức dường như vô tận từ internet, sinh viên có điều kiện thuận lợi để tự học, tự nghiên cứu. Một số sinh viên đã biết dành thời gian tự học, biết lựa chọn địa điểm và hình thức tự học, biết tự tìm kiến thức cần thiết, biết tự lực phát hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra… Chính điều này đã trang bị cho sinh viên một khả năng mới, biết tự mình khám phá ra thế giới xung quanh mà không phụ thuộc vào cái bóng của người thầy hay người hướng dẫn, sinh viên sẽ dễ dàng thích ứng với cuộc sống muôn màu muôn vẻ xung quanh và có thể tự vượt qua khó khăn tìm cho mình một lối đi riêng của cuộc sống lao động sau này.
Tuy nhiên, nhận thức của đa số bộ phận sinh viên về tự học còn hạn chế, sinh viên vẫn còn thụ động trong học tập. Mặt khác, do ảnh hưởng của phương pháp làm việc theo lối suy nghĩ một chiều, chỉ quen với việc tiếp thu kiến thức được truyền đạt, nên không thấy được vai trò to lớn của vấn đề tự học và tự rèn luyện. Chính vì ý thức về tự học còn hạn chế, nên sinh viên cũng chưa rèn luyện cho mình phương pháp tự học và kỹ năng tự học cần thiết. Từ đó, dẫn đến kết quả học tập không cao, dễ gây chán nản cho những khi mới bắt đầu. Bên cạnh đó, mặc dù nhà trường đã có nhiều biện pháp để phát huy hiệu quả hoạt động của sinh viên nhưng hiện nay vẫn còn một số giảng viên chưa thực sự quan tâm bồi dưỡng, hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo, tạo điều kiện và cơ hội để rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên; phương pháp dạy chủ yếu là thuyết giảng chứ chưa thực sự gợi mở và tạo vấn đề cho người học tự tìm tòi và khám phá. Ngoài ra, một số giảng viên còn rất hạn chế trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực, ít thực hiện bài
tạo động lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Sự chỉ đạo của các cấp quản lý trong trường còn hạn chế, chưa tạo ra một môi trường thuận lợi và kỷ cương nền nếp tự học; những điều kiện, phương tiện dành cho tự học dù Nhà trường có đầu tư rất lớn nhưng vẫn còn thiếu thốn, chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho sinh viên và hiện nay rất khó tìm được giáo trình tự học hay thực sự khuyến khích và hướng dẫn người học; vấn đề kiểm tra và công nhận kết quả tự học còn nhiều bất cập.
Kết luận chương 2
Qua kết quả điều tra thực trạng về hoạt động tự học của sinh viên mầm non, Trường Đại học Đồng Tháp, chúng tôi nhận thấy phần lớn sinh viên có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn khi học tập, tuy nhiên sinh viên vẫn còn có những hạn chế trong các lĩnh vực sau: Sinh viên chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết và lợi ích của tự học, chưa biết lập kế hoạch học tập của bản thân, chưa biết phân bố thời gian để hoàn thành nhiệm vụ học tập, chưa tích cực, chủ động trong học tập, vẫn còn tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, nhiều sinh viên chưa có phương pháp học tập đúng đắn, kỹ năng học tập còn hạn chế: sinh viên chưa có kỹ năng đọc - hiểu, các em đọc nhưng khi soạn đề cương thì hầu như chỉ chép nguyên văn một đoạn nào đó trong sách chứ chưa có khả năng nắm nội dung cơ bản tài liệu, sinh viên chưa biết cách chọn sách và đọc sách, các em chỉ mới đọc lướt, chưa biết tìm đọc ý chính. Sinh viên chưa biết tận dụng, phát huy tối đa nội lực của mình và tận dụng hết triệt để các yếu tố khách quan nhất là sự hướng dẫn của người thầy.
Sinh viên muốn tự học và tự học đạt kết quả thì phải có nhận thức và nhận thức một cách đầy đủ về tự học. Bởi vì nhận thức của mỗi người đóng vai trò định hướng cho mọi hoạt động. Có nhận thức đúng đắn con người mới có ý thức tự giác về hoạt động của bản thân và lựa chọn một hướng đi thích hợp cho việc tự học và tự nghiên cứu .
Do đó, nghiên cứu tìm hiểu những biện pháp nhằm phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên ngành Mầm non, Trường ĐH Đồng Tháp là vấn đề cần thiết và cấp bách.
Chương 3