Kết quả đánh giá về tình hình hoạt động tự học của sinh viên khoa Tiểu học Mầm non

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non Trường Đại học Đồng Tháp (Trang 41 - 42)

khoa Tiểu học - Mầm non

Bảng 8: Đánh giá tình hình tự học của sinh viên mầm non

TT Nội dung đánh giá Sinh viên Giảng viên

SL % SL %

1 Sinh viên chưa biết cách tự học.

43 44,33 13 48,15

2 Sinh viên chưa có động cơ đúng đắn.

47 48,45 14 51,85

3 Sinh viên lơ là trong việc tự học, học qua loa, chiếu lệ, chỉ mong thoát khỏi kỳ thi.

50 51,54 12 44,44

4 Còn trông chờ vào bài giảng của

thầy cô, mong thầy cô giới hạn. 61 62,89 17 62,96 5 Tài liệu và phương tiện học tập

còn thiếu.

85 87,63 21 77,77

6 Điều kiện sinh hoạt còn khó khăn.

51 52,58 9 33,33

7 Thiếu thời gian tự học. 36 37,11 18 66,66

8 Thiếu sự nghiêm khắc và sự kiểm tra thường xuyên của giảng viên, nhà trường.

25 25,77 3 11,11

9 Sinh viên chưa ý thức rèn luyện và xây dựng phong trào tự học.

58 59,79 15 55,55

Kết quả bảng 8 cho thấy:

Kết quả đánh giá của giảng viên và tự đánh giá của sinh viên có nhiều ý kiến tương đồng, như: Sinh viên chưa biết cách tự học (44,33% ý kiến

sinh viên, 48,15% ý kiến giảng viên). Sinh viên chưa có động cơ đúng đắn (48,45% ý kiến sinh viên, 51,85% ý kiến giảng viên). Sinh viên lơ là trong việc tự học, học qua loa, chiếu lệ, chỉ mong thoát khỏi kỳ thi (51,54% ý kiến sinh viên, 44,44% ý kiến giảng viên). Còn trông chờ vào bài giảng của thầy cô, mong thầy cô giới hạn (62,89% ý kiến sinh viên, 62,96% ý kiến giảng viên). Tài liệu và phương tiện học tập còn thiếu (87,63% ý kiến sinh viên, 77,77% ý kiến giảng viên). Điều kiện sinh hoạt còn khó khăn (52,58% ý kiến sinh viên, 33,33% ý kiến giảng viên). Thiếu thời gian tự học (37,11% ý kiến sinh viên, 66,66% ý kiến giảng viên). Thiếu sự nghiêm khắc và sự kiểm tra thường xuyên của giảng viên, nhà trường (25,77% ý kiến sinh viên, 11,11% ý kiến giảng viên). Sinh viên chưa ý thức rèn luyện và xây dựng phong trào tự học (59,79% ý kiến sinh viên, 55,55% ý kiến giảng viên).

Như vậy, từ số liệu trên chúng tôi nhận thấy rằng: Dù sinh viên có nhận thức tốt về hoạt động tự học nhưng tình hình tự học của sinh viên mầm non chưa đạt hiệu quả cao, chưa xây dựng được phong trào tự học, đa số sinh viên chưa biết cách tự học, chưa có động cơ tự học đúng đắn, còn học qua loa chiếu lệ, chưa biết sắp xếp thời gian tự học hợp lý, chưa có sự nỗ lực, còn thụ động, chưa phát huy hết vai trò chủ động tích cực của mình.

Ngoài ra, một khó khăn đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học của sinh viên đó là điều kiện sinh hoạt (ăn, ở, đi lại…) của sinh viên còn quá khó khăn, tài liệu và phương tiện học tập còn thiếu, điều này cũng gây ra những cản trở cho việc biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường sư phạm hiện nay.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non Trường Đại học Đồng Tháp (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w