Nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non Trường Đại học Đồng Tháp (Trang 33 - 35)

Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên

TT Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng

Tốt Không ảnh hưởng Không tốt

SV GV SV GV SV GV

1 Động cơ hứng thú với môn học.

83,50 85,18 6,18 11,11 5,15 3,70 2 Bản thân chưa có phương

pháp, kỹ năng tự học.

14,43 18,52 19,59 3,70 56,70 70,37 3 Thiếu tài liệu và

phương tiện học tập.

13,40 14,81 10,31 3,70 74,23 77,77 4 Thiếu thời gian tự học. 14,43 7,41 14,43 7,41 63,92 77,77 5 Lớp có phong trào tự học. 63,92 74,07 17,52 18,52 10,31 3,70 6 Sự nghiêm khắc, kiểm

tra thường xuyên của giảng viên.

73,19 51,85 15,46 37,04 5,15 3,70

7 Giảng viên dễ dàng, đơn giản, ít kiểm tra.

11,34 3,70 29,90 33,33 53,61 55,55 8 Giảng viên luôn đề ra yêu

cầu, nhiệm vụ đòi hỏi sinh viên phải giải quyết.

59,79 92,59 14,43 3,70 18,56 3,70

9 Nhà trường, cán bộ quản lý đôn đốc, nhắc nhỡ thường xuyên.

10 Có hình thức khen thưởng, động viên thích hợp và xử phạt đúng mức kịp thời. 80,41 85,18 11,34 14,81 3,09 11 Quản lý tự học lỏng lẽo. 10,31 3,70 20,62 14,81 61,85 77,77 12 Giáo dục động cơ

không thường xuyên.

12,37 3,70 22,68 14,81 56,70 74,07 13 Sinh viên chưa có ý thức,

nỗ lực trong học tập.

13,40 7,41 5,15 73,19 88,88

14 Phương pháp giảng dạy khó hiểu của giảng viên.

9,28 3,70 15,46 7,41 69.07 85,18 Từ số liệu bảng 3 cho thấy:

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên: trong các yếu tố đó vừa có các yếu tố tác động tích cực nhưng cũng vừa có các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến hoạt động tự học của sinh viên.

- Các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hoạt động tự học của sinh viên, gồm: Động cơ, hứng thú với môn học (83,50% ý kiến sinh viên, 85,18% ý kiến giảng viên); Lớp có phong trào tự học (63,92% ý kiến sinh viên, 74,07% ý kiến giảng viên ); Giảng viên luôn đề ra yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi sinh viên phải hoàn thành (59,79% ý kiến sinh viên, 92,59% ý kiến giảng viên); Sự nghiêm khắc thường xuyên kiểm tra của giảng viên (73,19% ý kiến sinh viên, 51,85% ý kiến giảng viên); Nhà trường, cán bộ quản lý, đôn đốc nhắc nhỡ thường xuyên (63,92% ý kiến sinh viên, 81,48% ý kiến giảng viên); Có hình thức khen thưởng động viên thích hợp và xử phạt đúng mức, kịp thời ( 80,41% ý kiến sinh viên, 85,18% ý kiến giảng viên).

- Các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến hoạt động tự học của sinh viên, gồm: Bản thân sinh viên chưa có phương pháp, kỹ năng tự học (56,70% ý kiến sinh viên, 70,37% ý kiến giảng viên); Thiếu tài liệu và phương tiện học tập

(63,92% ý kiến sinh viên, 77,77% ý kiến giảng viên); Giảng viên dễ dàng, đơn giản, ít kiểm tra (53,61% ý kiến sinh viên, 55,55% ý kiến giảng viên); Quản lý tự học lỏng lẽo (61,85% ý kiến sinh viên, 77,77% ý kiến giảng viên); Giáo dục động cơ không thường xuyên (56,70% ý kiến sinh viên, 74,07% ý kiến giảng viên); Sinh viên chưa có ý thức nỗ lực trong học tập (73,19% ý kiến sinh viên, 88,88% ý kiến giảng viên); Phương pháp giảng dạy khó hiểu của giảng viên (69,07% ý kiến sinh viên, 85,18% ý kiến giảng viên).

Tuy nhiên vẫn còn có những ý kiến của sinh viên và giảng viên cho rằng các yếu tố nêu trên không ảnh hưởng gì đến kết quả hoạt động tự học. Như: Yếu tố giảng viên dễ dàng, đơn giản, không kiểm tra (29,90% ý kiến sinh viên, 33,33% ý kiến giảng viên); Yếu tố bản thân chưa có phương pháp, kỹ năng tự học (19,59% ý kiến sinh viên); Yếu tố giáo dục động cơ không thường xuyên (22,68% ý kiến sinh viên, 14,81% ý kiến giảng viên); Yếu tố quản lý tự học lỏng lẽo (20,62% ý kiến sinh viên, 14,81% ý kiến giảng viên); Yếu tố thiếu phương tiện, tài liệu học tập (10,31% ý kiến sinh viên, 3,70% ý kiến giảng viên)… Còn lại, có từ 5,15% đến 8,28% sinh viên không có ý kiến.

Nhìn chung, hầu hết sinh viên đều nhận thức rằng có nhiều yếu tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan đều có ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên. Như vậy, họ cũng đã nhận thức được vị trí, vai trò và tác dụng to lớn của hoạt động tự học. Điều đó, không những có ý nghĩa đến việc phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mà còn có ý nghĩa tác động đến sự phát triển toàn diện nhân cách người thầy giáo - nhà giáo dục tương lai.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non Trường Đại học Đồng Tháp (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w