Phân tích kết quả sau khi tác động sư phạm

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non Trường Đại học Đồng Tháp (Trang 76 - 85)

3. Tự học tiếp cận và tận dụng các tài liệu, phương tiện nghe nhìn và tin học

3.2.2.2. Phân tích kết quả sau khi tác động sư phạm

a. Kết quả nắm biện pháp tự học

Do thời gian thực hiện tác động sư phạm có hạn chế vì bị động bởi kế hoạch học tập chung của nhà trường và do đặc thù môn học dùng khảo sát có thể ảnh hưởng nhất định đến thao tác sư phạm và kết quả đánh giá.

Trên cơ sở các biện pháp đề tài đã xác định, chúng tôi tiến hành thử nghiệm tác động sư phạm đến sinh viên nhóm thực nghiệm theo qui trình đã xác định, hướng dẫn sinh viên nắm được một số biện pháp phát huy hiệu quả của hoạt động tự học.

Qua quá trình thử nghiệm sau đó chúng tôi yêu cầu cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng làm bài thu hoạch và chấm theo chỉ tiêu đã xác định.

Nội dung thu hoạch:

1.Tại sao trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi người sinh viên cần tự rèn luyện cho mình phương pháp tự học đúng đắn và khoa học?

2. Trong quá trình tự học, bạn đã rèn luyện, ứng dụng thực hiện và tự tin ở những kỹ năng tự học nào?

Bạn hãy ghi lại kế hoạch và thời gian biểu tự học mà bạn đã lập và thực hiện (trong một tuần bất kỳ).

3. Để đạt kết quả tốt hơn trong học tập, bạn sẽ có những dự định gì cho hoạt động tự học sắp tới của bạn?

Kết quả tổng hợp sau khi có tác động sư phạm được thể hiện trong bảng 11 dưới đây:

Bảng 11: Phân phối, tần suất điểm kiểm tra

Nhóm lớp N

Tần suất điểm kiểm tra

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 40 0 0 0 0 0 1 5 29 5 0

ĐC 40 0 0 0 0 8 15 10 7 0 0

Từ bảng phân phối trên, chúng tôi tính mức độ phần trăm (%), Trung bình (Mean), Độ lệch chuẩn (SD), Mức ý nghĩa quan sát (Sig). Kết quả thể hiện trong bảng 12.

Bảng 12: Mức độ đạt được khi có tác động sư phạm.

Nhóm Lớp N Mức độ (%) Mean SD Sig XS Giỏi Khá TBK TB Yếu TN 40 12,5 72,5 12,5 2,5 0,0 0,0 7,95 0,59 0,00 ĐC 40 0,0 17,5 25 37,5 20 0,0 6,40 1,00

Kết quả trên cho thấy nhóm Thực nghiệm đã có 12,5% sinh viên đạt mức độ xuất sắc, còn nhóm Đối chứng không có sinh viên đạt mức độ xuất sắc, Sinh viên nhóm Thực nghiệm ở mức giỏi, chiếm tỷ lệ đa số 72,5% , trong khi đó nhóm Đối chứng chỉ có 17,5% mức giỏi, ít hơn nhóm Thực nghiệm là 55%. Sinh viên chiếm tỉ lệ trung bình khá nhóm Đối chứng vẫn chiếm đa số 37,5%. Trong khi đó ở nhóm Thực nghiệm sinh viên ở mức trung bình khá chỉ chiếm 2,5%, ít hơn nhóm Đối chứng là 35% và không có

sinh viên nào ở mức trung bình và yếu. Nhóm Đối chứng có 20% sinh viên ở mức trung bình.

Kết quả ở bảng 12 còn cho thấy: Điểm trung bình của nhóm TN (7,95%) cao một cách rõ rệt so với điểm trung bình của nhóm ĐC (6,40%). Đồng thời, Std deviation (SD) của nhóm TN (0,59) thấp hơn Std deviation (SD) của nhóm ĐC (1,00). Điều này chứng tỏ nhận thức về tự học của nhóm TN có sự tập trung và đồng đều giữa các sinh viên. Điều này cũng chứng tỏ các biện pháp tác động sư phạm có hiệu quả và đúng đắn.

Chọn mức α = 0,05 cho toàn bộ kết quả nghiên cứu ở các loại kiểm nghiệm thống kê tức là kiểm nghiệm có ý nghĩa với độ tin cậy là 95%.

Giá trị kiểm nghiệm t với hai mẫu độc lập (Independent Samples Test) cho thấy có sự khác biệt về điểm trung bình nhận thức về tự học giữa nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng là có ý nghĩa thống kê (Sig = 0,00 < 0,05). Như vậy, điều này chứng tỏ rằng, dưới tác động của các biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học thì mức độ phát triển nhận thức của sinh viên đã được phát triển cao hơn so với trước thực nghiệm và sự khác biệt này là có ý nghĩa.

Như vậy, mức độ chênh lệch về kết quả nắm tri thức giữa nhóm ĐC và nhóm TN là rất đáng kể. Sự chênh lệch này hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà thực sự do có các tác động sư phạm trong quá trình thực nghiệm.

Với kết quả nêu trên đồng thời qua quá trình đánh giá bài thu hoạch và quan sát hoạt động tự học ngoài giờ học của sinh viên sau khi đã được tác động sư phạm, chúng tôi còn nhận thấy có sự thay đổi rõ nét trong cách học của họ. Cụ thể:

- Trong bài thu hoạch: Sinh viên nhóm TN đã nhận thức được sự cần thiết và lợi ích của việc tự học, họ đã hiểu về nghề và tầm quan trọng của nghề, ngành mà mình đã chọn, nhận thức được sự học tập tại trường sư

nói lên những suy nghĩ của bản thân, những mong ước, những khát vọng trong tương lai. Họ hiểu mình cần phải làm gì, phải thay đổi trong cách suy nghĩ, trong thái độ và trong hành động. Họ đã cố gắng và cố gắng thật nhiều để mang lại một kết quả học tập thật tốt, để trở thành một cô giáo đúng chuẩn trong tương lai. Sinh viên nhóm ĐC có nhận thức về hoạt động tự học nhưng họ hiểu chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, chưa cụ thể, còn nêu vấn đề một cách chung chung.

Về khả năng lập bản kế hoạch tự học, sinh viên nhóm TN đã biết cách lập kế hoạch hợp lý, đảm bảo thời gian tự học tương xứng với từng bộ môn, có chú ý xen kẽ các hình thức hoạt động, đảm bảo tính mềm dẻo và thực tế. Sinh viên nhóm ĐC lập bản kế hoạch quá sơ sài, chỉ ghi lịch học trên lớp, các khoảng thời gian khác để trống, chỉ liệt kê công việc chứ chưa chú ý thời gian hoàn thành.

- Trong hoạt động tự học: Sinh viên nhóm TN đã quen dần theo cách dạy tự học, tự nghiên cứu, họ đã tự trang bị và rèn luyện cho mình phương pháp học tập hiệu quả, biết vạch ra cho mình một kế hoạch và thời gian biểu rõ ràng, hợp lý, hình thành cho mình nếp làm việc có khoa học, hăng say khám phá, quyết tâm rèn luyện khả năng độc lập, tập trung tư tưởng, kiên trì, cố gắng, tiết kiệm thời gian, tận dụng tối đa mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, khắc phục khó khăn. Trước mỗi bài, mỗi chương sinh viên đều chịu khó tìm đọc tư liệu, giải quyết các nhiệm vụ do giảng viên yêu cầu, trả lời các câu hỏi, từ tìm ra cách giải quyết các tình huống, cẩn thận ghi chép những vấn đề giảng viên đặt ra, các cách giải quyết và các ý kiến kết luận của thầy. Dựa trên kết luận của thầy, sinh viên biết tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh chất lượng công việc và sản phẩm của mình. Sinh viên của nhóm ĐC nhìn vào cách học của họ, đa số họ còn thiếu chủ động, chưa biết cách học, chưa biết tiết kiệm thời gian, chưa tận dụng tối đa khả năng nội lực và ngoại lực

vốn có của mình, chỉ mong sao hoàn thành các công việc đúng theo giảng viên yêu cầu.

Như vậy, kết quả trên phản ánh chất lượng nhóm Thực nghiệm cao hơn nhóm Đối chứng về việc nắm tri thức về hoạt động tự học khi có tác động sư phạm.

b. Kết quả nắm tri thức học phần Giáo dục học nhà trẻ

Kết quả của các biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học còn được phản ánh vào kết quả nắm tri thức học phần của sinh viên.

Để đánh giá được kết quả nắm tri thức học phần của sinh viên, chúng tôi dựa vào kết quả học tập học phần Giáo dục học nhà trẻ ở cuối học kỳ IV.

Nội dung đề thi:

1. Hãy phân tích làm sáng tỏ một số quan niệm về nuôi và dạy trẻ trong giai đoạn hiện nay. Từ đó đưa ra ý kiến bản thân về vai trò của người lớn trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ dưới 3 tuổi.

2. Những điểm cần đặc biệt chú ý trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong năm thứ 3. Từ đó rút ra những kết luận sư phạm trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ ở năm này.

Kết quả học tập học phần “Giáo dục học Nhà trẻ” sau khi có tác động sư phạm được thể hiện ở các bảng 13.

Bảng 13: Phân phối, tần suất điểm kiểm tra

Nhóm

lớp N

Tần suất điểm kiểm tra

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 40 0 0 0 0 0 1 18 19 2 0

Từ bảng phân phối trên, chúng tôi tính mức độ phần trăm (%), Trung bình (Mean), Độ lệch chuẩn (SD), Mức ý nghĩa quan sát (Sig). Kết quả thể hiện trong bảng 14. Bảng 14: Kết quả học tập học phần Giáo dục học Nhà trẻ Nhóm Lớp N Mức độ (%) Mean SD Sig XS Giỏi Khá TBK TB Yếu TN 40 5,0 47,5 45 2,5 0,0 0,0 7,55 0,63 0,00 ĐC 40 0,0 22,5 42,5 32,5 0,0 2,5 6,73 0,96

Kết quả ở bảng 14 cho thấy: Điểm trung bình của nhóm TN (7,55%) cao một cách rõ rệt so với điểm trung bình của nhóm ĐC (6,73%). Đồng thời, Std deviation (SD) của nhóm TN (0,63) thấp hơn Std deviation (SD) của nhóm ĐC (0,96). Điều này chứng tỏ nhận thức về bộ môn Giáo dục học Nhà trẻ của nhóm TN có sự tập trung và đồng đều giữa các sinh viên. Điều này cũng chứng tỏ các biện pháp tác động sư phạm có hiệu quả và đúng đắn. Chọn mức α = 0,05 cho toàn bộ kết quả nghiên cứu ở các loại kiểm nghiệm thống kê tức là kiểm nghiệm có ý nghĩa với độ tin cậy là 95%.

Giá trị kiểm nghiệm t với hai mẫu độc lập (Independent Samples Test) cho thấy có sự khác biệt về điểm trung bình nhận thức giáo dục học giữa nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng là có ý nghĩa thống kê (Sig = 0,00 < 0,05). Như vậy, điều này chứng tỏ rằng, dưới tác động của các biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học thì mức độ phát triển nhận thức của sinh viên đã được phát triển cao hơn so với trước thực nghiệm.

Từ bảng 14, khi so sánh giữa 2 nhóm TN và ĐC, chúng tôi còn thấy rằng: Sau khi tác động sư phạm, kết quả học tập của sinh viên nhóm TN tăng lên rõ rệt, đã có sinh viên đạt mức độ xuất sắc 5%, sinh viên đạt mức độ giỏi 47,5%, cao hơn nhóm ĐC 25%, sinh viên đạt mức độ khá chiếm tỷ lệ 45%, cao hơn nhóm ĐC 2,5% và không có sinh viên ở mức trung bình và yếu.

Kết quả học tập nhóm ĐC có tăng lên, nhưng kết quả đạt ở các mức độ vẫn có tỷ lệ thấp hơn so với kết quả đạt ở các mức độ của nhóm TN, không có sinh viên đạt mức độ xuất sắc, sinh viên đạt mức độ giỏi 22,5%, sinh viên đạt mức độ khá 42,5% và vẫn còn sinh viên ở mức độ yếu, chiếm tỷ lệ 2,5% .

Điều này, chứng tỏ kết quả nắm tri thức môn Giáo dục học Nhà trẻ của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.

Như vậy, mức độ chênh lệch về kết quả nắm tri thức giữa nhóm TN và ĐC là rất đáng kể. Sự chênh lệch này cũng hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà thực sự do có các tác động sư phạm trong quá trình thực nghiệm.

Với kết quả nêu trên đồng thời qua quá trình quan sát hoạt động học tập trên lớp, hoạt động tự học ngoài giờ học của sinh viên sau khi đã được tác động sư phạm, chúng tôi còn nhận thấy có sự thay đổi rõ nét trong cách học của họ. Cụ thể:

- Vào giờ học trên lớp sinh viên đã nhận thấy được trách nhiệm của mình trong học tập và trước tập thể lớp học, tự tin, hứng thú, nhiều sinh viên đã tích cực tham gia phát biểu ý kiến, mạnh dạn đưa ra các ý tưởng, nội dung học tập được tranh luận, trao đổi sôi nỗi, sinh động, khả năng phân tích, lập luận rõ ràng, logic, việc chuẩn bị học tập cho giờ học được thực hiện thường xuyên, chu đáo, kỹ càng hơn. Trong giờ kiểm tra, sinh viên đã thể hiện thái độ nghiêm túc, tự tin, độc lập làm bài, không trao đổi, không nhìn bài của bạn, không sử sụng tài liệu để quay cóp.

- Ngoài giờ học, các em đã biết chủ động sắp xếp công việc hoạt động và nghỉ ngơi, giải trí một cách hợp lý, đã biết tận dụng mọi thời gian, mọi lúc mọi nơi, thường xuyên đi thư viện, tra mạng internet nghiên cứu tìm đọc tài liệu, tổ chức học nhóm và biết giúp đỡ, chia sẽ cùng nhau.

- Khi kiểm tra sổ tay học tập chúng tôi đã thấy đa số các em đã biết cách ghi chép, trình bày rõ ràng, có phân loại chia ra từng môn, tóm lược ý chính, có

Khi phân tích so sánh về mặt chất lượng tri thức được trình bày trong các bài thi chúng tôi nhận thấy:

- Tri thức trình bày trong bài thi của sinh viên nhóm TN đầy đủ, mạch lạc, rõ ràng, logic, chặt chẽ và ít sai sót hơn so với bài thi của sinh viên nhóm ĐC, chứng tỏ sinh viên nhóm TN thực hiện việc tự học nghiêm túc và có hiệu quả hơn nhóm ĐC.

- Từng vấn đề trình bày trong bài thi của nhóm TN được bổ sung nhiều vấn đề mà giảng viên không giảng trên lớp, biết lấy ví dụ thực tiễn minh hoạ cho phần trình bày của mình, thể hiện sự vận dụng linh hoạt trong việc giải quyết các vấn đề mà đề thi đặt ra, không lệ thuộc vào trình tự nội dung bài giảng trên lớp hay giáo trình.

Từ sự phân tích trên, đánh giá về mặt chất lượng khi có tác động sư phạm, bước đầu chúng tôi nhận thấy nhóm sinh viên TN có sự tiến bộ rõ rệt, đã nắm tri thức vững vàng, sâu sắc, hiểu rõ bản chất của các sự vật, hiện tượng nên đã vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề đặt ra một cách linh hoạt, phù hợp. Trong khi đó, sinh viên nhóm ĐC vẫn còn có em nắm tri thức chưa vững chắc, chưa hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì thế, họ vận dụng tri thức một cách máy móc.

Kết luận chương 3

Tóm lại, nhìn vào kết quả thực nghiệm chúng tôi có thể nhận định rằng: Khi có tác động sư phạm, bước đầu sinh viên nhóm Thực nghiệm đã có sự tiến bộ rõ rệt. Có được kết quả này là do sinh viên nhận thức được sự cần thiết và lợi ích của tự học, đã nắm được một số phương pháp, biện pháp tự học hiệu quả, biết tổ chức, vận dụng tri thức linh hoạt, phù hợp và vững vàng hơn trong hoạt động tự học của mình, biết khai thác và tận dụng triệt để những mặt thuận lợi của ngoại lực và khắc phục những khó khăn trong điều kiện và hoàn cảnh của mình. Từ đó đã thúc đẩy hoạt động học tập của họ có hiệu quả hơn, ở mức độ cao hơn. Trong khi đó, sinh viên nhóm Đối

chứng do chưa được bồi dưỡng về biện pháp tự học, nên sự nhận thức về tự học chưa sâu sắc, chưa xác định mục đích học tập rõ ràng, chưa có kỹ năng tự học, vì thế họ vận dụng một cách máy móc, hiệu quả học tập chưa cao.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non Trường Đại học Đồng Tháp (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w