thầy giáo, hay bất cứ ai có khả năng)
Trong quá trình đọc, để hiểu rõ vấn đề, phân tích đào sâu và nắm vững kiến thức, người đọc cần luôn tự đặt ra các câu hỏi để hiểu thông điệp của tác giả, tự trả lời rồi trao đổi với bạn bè hoặc ghi nhận lại những câu hỏi mà mình chưa giải đáp được.
Tự đặt câu hỏi và tự tìm cách trả lời là việc nên làm thường xuyên khi đọc để học một chương mục, điều này có ý nghĩa lớn trong việc rèn luyện tư duy và là phương pháp rất tốt để đào sâu và tìm hiểu phân tích một bài học, phát hiện vấn đề, muốn tiếp cận đến bản chất cốt lõi của kiến thức và mục tiêu của chương mục. Nếu sinh viên biết tự đặt câu hỏi và sau đó tự trả lời được, thì đó là dấu hiệu chứng tỏ sinh viên đã hiểu được những nội dung của bài học.
Các câu hỏi có thể là: Vì sao? Tại sao? Như thế nào? Điều gì? Cái gì? Có đặc trưng gì? Để làm gì?...
giả sắp xếp ở cuối chương mục, nhưng trước hết hãy tự đặt các câu hỏi cho chính mình.
Hỏi ai? Trước hết là tự hỏi mình. Vì chính người đọc đang muốn tìm chân lý, muốn tìm cách giải quyết các vấn đề, các câu hỏi nảy sinh, các mâu thuẫn nội tại giữa điều mình đã biết và những kiến thức mới mình đang chiếm lĩnh. Và trước hết là mình phải tự trả lời. Không phải lúc nào mình cũng trả lời hết các câu hỏi, có lúc mình phải tranh luận với bạn bè, có khi câu hỏi khó đến mức phải ghi nợ lại chờ dịp để hỏi thầy.
c. Cách tiến hành
Thực hiện biện pháp này, chúng tôi tiến hành tổ chức theo các bước như sau:
- Bước 1: Đặt vấn đề. Để đặt vấn đề, chúng tôi trình bày dưới dạng câu hỏi, cho thời gian để sinh viên suy nghĩ, trao đổi về câu hỏi đặt ra.
Câu hỏi là: + Làm thế nào để học tập có hiệu quả?
+ Phương pháp tự học đúng đắn và khoa học là như thế nào? - Bước 2: Thu thập và phân tích tổng hợp thông tin.
Sinh viên dựa vào nguồn tư liệu đã có hoặc tri thức, kinh nghiệm của họ và phân tích tổng hợp thông tin có liên quan đến vấn đề vừa đặt ra.
- Bước 3: Trên cơ sở phân tích, tổng hợp thông tin, chúng tôi giải thích và cung cấp những tri thức cơ bản về phương pháp tự học đúng đắn và khoa học nhằm giúp sinh viên nhận thức và nắm vững phương pháp tự học đúng đắn và khoa học, giúp sinh viên có khả năng vận dụng vào hoạt động tự học của mình.
- Bước 4: Cho sinh viên so sánh giữa tri thức về phương pháp tự học đúng đắn và khoa học vừa nắm được với thực trạng áp dụng các pháp tự học mà sinh viên đã thực hiện. Nhận xét ưu và nhược, từ đó rút ra những kết luận sư phạm về hoạt động tự học.
- Bước 5: Cho sinh viên vận dụng tri thức về phương pháp tự học đúng đắn và khoa học vào việc:
+ Lập kế hoạch và thời gian biểu tự học. + Tóm tắt ý chính một bài học nghiên cứu.
+ Tự đặt ra một số câu hỏi thắc mắc về bài học nghiên cứu.
- Bước 6: Thực hiện áp dụng phương pháp vào suốt quá trình tự học bộ môn (Giáo dục học Nhà trẻ). Giảng viên kết hợp với cộng tác viên thường xuyên theo dõi, nhắc nhỡ, điều chỉnh, bổ sung…
- Bước 7: Kiểm tra, đánh giá khả năng vận dụng phương pháp tự học đúng đắn và khoa học vào hoạt động tự học và kết quả học tập học phần của sinh viên.
Biện pháp thứ ba: Hướng dẫn sinh viên biết khai thác và tận dụng mọi ngoại lực để hoạt động tự học có hiệu quả
a. Ý nghĩa
Ý chí, nghị lực và cố gắng của bản thân là yếu tố quyết định sự thành công, nhưng nếu sinh viên biết khai thác triệt để các nguồn ngoại lực, chắc chắn kết quả học tập của sinh viên sẽ cao hơn rất nhiều.
Ngoại lực tác động vào việc tự học là toàn bộ các yếu tố của cơ chế, môi trường, điều kiện, phương tiện, giảng viên, bạn bè, gia đình… có liên quan tới việc học của người tự học. Người học cần biết các yếu tố ấy để khai thác và tận dụng triệt để những mặt thuận lợi của ngoại lực và khắc phục những khó khăn trong điều kiện và hoàn cảnh của mình.
b. Nội dung
- Cung cấp cho sinh viên hiểu các yếu tố ngoại lực tác động vào hoạt động tự học của sinh viên.
- Giúp sinh viên biết khai thác triệt để các nguồn ngoại lực kết hợp với yếu tố nội lực để nâng cao hiệu quả hoạt động tự học.
Trong quá trình hướng dẫn, chúng tôi giáo dục cho sinh viên nhận thức rằng, muốn khai thác các yếu tố ngoại lực vào hoạt động tự học, sinh viên cần: