KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non Trường Đại học Đồng Tháp (Trang 85 - 89)

3.1 Những kết luận của công trình nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Phát huy hiệu quả hoạt động tự học của người học nói chung cũng như của sinh viên mầm non Trường ĐH Đồng Tháp nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người thầy trong quá trình dạy học. Các nhà giáo dục từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây trên thế giới, ở nước ngoài và ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và cho đến nay nó vẫn là một trong những vấn đề quan trọng nhất của những hướng đổi mới giáo dục - dạy học. Đề tài này đã góp phần giúp sinh viên nhanh chóng nắm bắt được phương pháp, cách thức tự học với động cơ, động lực mạnh mẽ, nâng cao chất lượng tự học cũng như học tập nói chung.

2. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên còn rất nhiều hạn chế, sinh viên vẫn còn thụ động trong học tập, chỉ quen với việc tiếp thu kiến thức được truyền đạt, nên không thấy được vai trò to lớn của vấn đề tự học và tự rèn luyện. Chính vì ý thức về tự học còn hạn chế, nên sinh viên cũng chưa rèn luyện cho mình phương pháp tự học và kỹ năng tự học cần thiết. Từ đó, dẫn đến kết quả học tập không cao. Bên cạnh đó, mặc dù nhà trường đã có nhiều biện pháp để phát huy hiệu quả hoạt động của sinh viên nhưng hiện nay vẫn còn một số giảng viên chưa thực sự sự quan tâm bồi dưỡng, hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo, tạo điều kiện và cơ hội để rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên; phương pháp dạy chủ yếu là thuyết giảng chứ chưa thực sự gợi mở và tạo vấn đề cho người học tự tìm tòi và khám phá. Điều này cũng chưa thực sự tạo động lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Vì vậy,

nghiên cứu một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học cho sinh viên trường ĐH Đồng Tháp là cần thiết và cấp bách.

3. Hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên được phát huy khi tiến hành phối hợp và áp dụng các biện pháp:

- Giáo dục cho sinh viên nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và lợi ích của tự học trong giai đoạn hiện nay.

- Bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp tự học đúng đắn và khoa học. - Hướng dẫn sinh viên biết khai thác và tận dụng mọi ngoại lực để hoạt động tự học có hiệu quả.

- Dạy sinh viên nghiên cứu khoa học.

Thực nghiệm áp dụng một số biện pháp trên đã cho kết quả khá tốt trong việc phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên. Điều này cho thấy, những biện pháp chúng tôi đưa ra là hợp lý, giả thuyết khoa học đã được chứng minh, nhiệm vụ của đề tài đã được giải quyết và mục đích của đề tài đã được thực hiện.

3.2 Một số kiến nghị

Để phát huy hơn nữa chất lượng và hiệu quả của hoạt động tự học cho sinh viên mầm non trường ĐH, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau: 1. Ngay từ đầu khoá học, nhà trường cần giúp cho sinh viên nhận thức sâu sắc và đầy đủ mục tiêu chung và những yêu cầu cần đạt của người sinh viên đại học, giúp sinh viên nắm được chuẩn nghề nghiệp và đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp sau khi ra trường (phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức, kiến thức hiểu biết chuyên môn, kỹ năng thực hành sư phạm) của giáo viên mầm non, để họ có ý thức về nhiệm vụ học tập của mình, từ đó bồi dưỡng cho họ về cơ sở lý luận và những phương pháp tự học đúng đắn, khoa học nhằm phát huy hiệu quả hoạt động tự học, đạt kết quả học tập cao.

truy cập internet, tăng cường sách tham khảo, các giáo trình phục vụ sinh viên, xây dựng tủ sách mở, tổ chức giới thiệu sách, thi tìm hiểu về sách… tập hợp và cập nhật thường xuyên các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài trường, thông qua mạng, giới thiệu bạn đọc. Tiến đến trong tương lai không xa xây dựng thư viện điện tử, nơi thể hiện trung tâm văn hoá và chất lượng đào tạo của nhà trường.

3. Đảm bảo các điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần thuận lợi hơn nữa cho hoạt động tự học của sinh viên chẳng hạn như: giảm giờ lý thuyết trên lớp nhưng phải đảm bảo tăng cường tính tự học, tăng thời gian tự học, tăng cường xêmina, có chế độ khuyến khích hợp lý đối với những sinh viên học giỏi. Đồng thời xây dựng phong trào tự học trong tập thể sinh viên, đây chính là một môi trường giáo dục thuận lợi trong hoạt động tự học của mỗi sinh viên.

4. Quá trình dạy học cần được tổ chức theo hướng dạy tự học, đặt người học vào vị trí người nghiên cứu, tạo cơ hội thuận lợi cho họ chủ động tự mình xem xét, tìm hiểu vấn đề, phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo, tạo hứng thú học tập bộ môn, hình thành những kỹ năng tự học cần thiết làm cơ sở để họ có thể tự học, tự đào tạo suốt đời và sau này họ có thể làm tốt chức năng dạy cho học sinh cách học.

5. Nhà trường cần tuyên truyền, vận động, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của đội ngũ cán bộ giảng viên trong dạy học và phục vụ theo hướng thực chất - hiệu quả: dạy thực chất, học thực chất, kiên quyết loại bỏ lối dạy đọc - chép trong nhà trường.

6. Tăng cường cho sinh viên tập nghiên cứu khoa học, tổ chức các buổi ngoại khoá, tham quan, hội thảo khoa học, phổ biến kinh nghiệm tự học tốt trong sinh viên. Qua đó để sinh viên học hỏi kinh nghiệm, kiến thức mới, củng cố phương pháp tự học để nâng cao chất lượng học tập.

7. Đối với bản thân sinh viên trong thời gian học tập tại Trường Đại học, cần phải có sự nỗ lực, cố gắng hết mình, cần có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về các yêu cầu của xã hội, mục tiêu đào tạo của ngành, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, ý nghĩa của hoạt động tự học. Dưới sự quản lý của nhà trường, sự hướng dẫn, chỉ đạo của quý thầy cô giáo, bản thân mỗi sinh viên phải tự xác định cho mình một kế hoạch tự học cụ thể, lựa chọn phương pháp tự học thích hợp với ngành học, môn học, cần chuẩn bị các điều kiện, phương tiện (sách báo, tài liệu…) cần thiết cho quá trình tự học để trang bị cho mình có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phát huy hiệu quả hoạt động tự học cho sinh viên là cách làm đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng trong nhà trường hiện nay. Tuy nhiên việc làm này còn nhiều khó khăn đòi hỏi phải có sự kết hợp nhiều biện pháp hợp lý. Những ý kiến và những biện pháp trên đây là những suy nghĩ bước đầu của chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, mong quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp, sinh viên cùng quan tâm để chất lượng dạy học của trường Đại học ngày càng có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non Trường Đại học Đồng Tháp (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w