Xuất biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non Trường ĐH Đồng Tháp

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non Trường Đại học Đồng Tháp (Trang 50 - 57)

sinh viên mầm non Trường ĐH Đồng Tháp

Trong một xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh, với sự bùng nỗ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, thì việc dạy học không thể hạn chế ở chức năng dạy kiến thức mà phải chuyển mạnh sang dạy phương pháp học. Trong quá trình dạy học người ta nhấn mạnh hoạt động học, cố gắng tạo sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động.

Tìm kiếm các biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên là góp phần khắc phục những hạn chế của sinh viên mầm non hiện nay đồng thời thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo của Trường ĐH Đồng Tháp.

Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học. Đó là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được qui định. Xuất phát từ căn cứ khoa học như nêu trên cho phép chúng tôi đề xuất một

số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên Trường ĐH Đồng Tháp.

Các biện pháp thực hiện bao gồm:

3.1.2.1 Giáo dục cho sinh viên nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và lợi ích của tự học trong giai đoạn hiện nay.

3.1.2.2 Bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp tự học đúng đắn và khoa học.

3.1.2.3 Hướng dẫn sinh viên biết khai thác và tận dụng mọi ngoại lực để hoạt động tự học có hiệu quả.

3.1.2.4 Dạy sinh viên nghiên cứu khoa học.

Dưới đây chúng tôi trình bày nội dung cụ thể của từng biện pháp đã nêu trên:

Biện pháp thứ nhất: Giáo dục cho sinh viên nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và lợi ích của tự học trong giai đoạn hiện nay.

a. Ý nghĩa

Giáo dục cho sinh viên nhận thức đúng đắn, đầy đủ về sự cần thiết và lợi ích của hoạt động tự học. Bởi lẽ, việc nhận thức đúng đắn sẽ có tác dụng định hướng hành động cho sinh viên. Khi hiểu rõ sự cần thiết và lợi ích của hoạt động tự học với việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập sẽ giúp cho sinh viên thực sự tự giác, tích cực, tự lực, tự học có hiệu quả, phù hợp với bản thân và nghề nghiệp của mình, giúp sinh viên rèn luyện ý chí nghị lực vượt khó, phấn đấu vươn lên, nâng cao kết quả học tập, đạt tới mục tiêu đã định.

b. Nội dung

Thực hiện biện pháp này, chúng tôi tiến hành tổ chức dưới hình thức chuyên đề “Sự cần thiết và lợi ích của tự học trong giai đoạn hiện nay”. Qua chuyên đề, chúng tôi giáo dục cho sinh viên nhận thức rằng:

Ngày nay, sự bùng nổ của tri thức khoa học và công nghệ, sự hình thành nền kinh tế tri thức, sự xuất hiện một thế giới phụ thuộc lẫn nhau, sự đối mặt với những vấn đề lớn có tính toàn cầu vượt ra ngoài phạm vi của mỗi quốc gia, của từng khu vực và con người chính là trung tâm của sự phát triển đang đòi hỏi nền giáo dục trên thế giới nhất thiết phải đổi mới và phát triển dựa trên bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI (học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình) được UNESCO đề ra trong báo cáo “Học tập: Của cải nội sinh”. Với bốn trụ cột đó trong thế giới hiện đại, học phải gắn liền với tự học trở thành con đường cơ bản để mọi người làm giàu tiềm năng của chính mình.

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ dẫn tới hệ quả là hệ thống kiến thức về khoa học và công nghệ tăng nhanh như vũ bảo. Việc giáo dục ở nhà trường dù quan trọng đến đâu cũng không thể nào trong thời gian đào tạo ban đầu cung cấp hết được những hiểu biết có hiệu lực cho cả cuộc đời. Mỗi

người sống trong xã hội của thế kỷ XXI, xét về mặt thời gian giáo dục sẽ mở rộng ra toàn xã hội, về mặt cá nhân cần có năng lực và thói quen tự học. Khái niệm về giáo dục suốt đời, giáo dục thường xuyên, giáo dục cho mọi người, giáo dục bằng mọi cách càng có ý nghĩa quan trọng khi mà phong cách sống và cách sử dụng thời gian của con người ở thế kỷ XXI đã có những thay đổi cực kỳ nhanh chóng. Trong nền kinh tế tri thức thì học tập cũng là lao động, lao động cũng là học tập, học với lao động là một. Cho nên mọi người đều cần phải học, học bằng mọi cách và học suốt đời. Như thế, mỗi người sẽ tiếp thu giáo dục và học tập bất cứ lúc nào cũng như bất cứ ở đâu bằng chính năng lực tự học của mình và cả xã hội sẽ cùng gánh vác chức năng giáo dục.

Sự thay đổi cơ bản trong quan hệ giữa dạy và học ngày nay là việc học và người học được xem là lý do tồn tại của việc dạy và người dạy. Việc dạy phải thực sự đi đôi với việc học, người dạy phải gắn bó với người học, việc “Dạy có hiệu quả” nhất thiết phải được đánh giá từ việc “Học có hiệu

quả”. Học là một sự thay đổi về chất ở cách nhìn của con người về thực tiễn,

về cách ứng xử của con người trong thực tiễn. Mục đích của việc dạy là phải làm thay đổi cách hiểu của người học, cách sống, cách lao động của người học. Dạy học không phải là chất đầy vào cái thùng rỗng mà chính là thổi bùng lên ngọn lửa trí tuệ, ngọn lửa của sự say mê học tập để hình thành năng lực và thói quen học tập. Cốt lõi để học tập có hiệu quả là mỗi người phải “Học cách học”. Học cách học nhằm trang bị cho cá nhân “Cách tự học sáng tạo”. Chỉ bằng cách đó, người học mới có thể tiếp tục thu nhận, xử

lý thông tin do xã hội, do cuộc sống cung cấp trong suốt cuộc đời mình bằng phương pháp tự học.

Tự học không chỉ giúp mỗi người tự nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân, để hiểu người khác, hiểu thế giới mà còn phát triển ở người học ý

loài người, vừa kế thừa những giá trị truyền thống, vừa sáng tạo những giá trị mới, thích nghi với thời đại mới để cùng chung sống với nhau.

Tự học chính là yêu cầu của xã hội cần được chuyển thành nhu cầu cá nhân. Tự học là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững tri thức, kỹ năng, thái độ do chính người học tiến hành. Lượng tri thức truyền đạt đến sinh viên một cách đầy đủ, phong phú chỉ có con đường tự học. Chỉ qua việc tự học, không những lượng kiến thức, những kỹ năng trong nhà trường sẽ được sinh viên nhận thức và ứng dụng tốt mà còn lĩnh hội cả những tri thức không được đưa vào nhà trường theo hệ thống đào tạo (do thời gian có hạn và thiếu điều kiện, phương tiện…), sinh viên vẫn tự học ở bên ngoài qua tài liệu, qua tự tìm hiểu thêm ở các lĩnh vực khác.

Tự học chính là một trong những phẩm chất quan trọng mà bất kỳ người học nào cũng cần phải trang bị.

Tự học là một trong những kỹ năng học tập cơ bản nhằm giúp sinh viên giải quyết các nhiệm vụ học tập trong giai đoạn hiện nay.

Bằng tự học, sinh viên sẽ tự thiết lập kế hoạch học tập, biết tự lựa chọn thông tin cũng như cách tiếp cận thông tin, tự lắng nghe lời thầy giảng, tự đọc sách, tự đối chiếu giữa các nguồn thông tin thu được, nghiền ngẫm, vận dụng thông tin vào việc giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đề ra. Học - hỏi - hiểu - hành chỉ đạt được chất lượng cao khi sinh viên biết tự học.

Tự học phát huy nội lực của người học. Nội lực đó sẽ giúp sinh viên nâng dần chất lượng học tập. Sinh viên chiếm lĩnh được các giá trị từ giáo dục mang lại, biến thành kinh nghiệm - vốn sống riêng của bản thân để trên cơ sở đó mà các năng lực mới cũng như phẩm chất mới được hình thành. Hiệu quả của hoạt động học tập được nâng cao khi sinh viên biết tự học. Với tư cách là chủ thể, sinh viên tiến hành hoạt động học bằng cách luôn tác động đến đối tượng học bằng cách học. Sinh viên có thể tác động đến đối tượng học bằng nhiều cách, như: học cá nhân hay là tự nghiên cứu, học với

người khác (học với thầy, học với bạn…) hay là học tập hợp tác, học từ các thông tin phản hồi hay cách tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Các cách học này luôn có quan hệ qua lại và bổ sung cho nhau. Tự học chính là cái lõi của các cách tự học trên, giúp cho khả năng tiếp cận và xử lý thông tin của sinh viên được tăng lên. Tự học giúp cho cách học của sinh viên có kỹ năng, có ý thức - chủ thể và có hiệu quả hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để tự học, sinh viên nhất thiết phải: làm việc có kế hoạch, phát hiện vấn đề, thực hiện các thao tác tư duy để tìm ra bản chất vấn đề, chứng minh khi đưa ra các lập luận, khách quan trong tự kiểm tra - đánh giá… Như vậy, tự học góp phần rèn luyện, hình thành ở sinh viên tác phong làm việc của một nhà nghiên cứu khoa học.

Tự học giúp cho sinh viên hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức tính kiên trì, óc phê phán, bồi dưỡng hứng thú học tập, say mê nghiên cứu khoa học.

Bản chất của tự học là sự tự làm việc với chính mình trước, nghiên cứu tài liệu, trao đổi với bạn bè theo cách học với nhóm và được thầy khơi gợi, hướng dẫn. Đó còn là sự tự quan sát thêm sự kiện, tự tìm dẫn chứng, tự kiểm nghiệm thêm các giả thuyết, tự đọc thêm sách, tự liên hệ thực tế, tự làm bài tập, tự viết lại, tự nói lại, tự trình bày lại, tự đánh giá những vấn đề mà mình đang nghiên cứu.

Tóm lại, tự học rất quan trọng, là một vấn đề có tính truyền thống và tính phổ biến không chỉ riêng ở nước ta mà cả trên thế giới, nhất là khi nền tri thức trở thành nguồn vốn quan trọng của nền kinh tế tri thức. Tự học, chính là sự nỗ lực của bản thân người học, sự làm việc của bản thân người học một cách có kế hoạch trên tinh thần tự động học tập, trong học tập lấy tự học làm nồng cốt. Chỉ có tự học và bằng tự học, người học mới có thể vừa nâng cao kiến thức, mở rộng hiểu biết, trao giồi năng lực vừa rèn luyện phẩm chất.

sinh viên cần phải biết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, bởi sinh viên chỉ thực sự học có hiệu quả khi đã có nhận thức đúng về lĩnh vực này.

c. Cách tiến hành

Việc giáo dục cho sinh viên nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và lợi ích của tự học trong giai đoạn hiện nay cần được định hướng, triển khai ngay từ khi sinh viên mới bước vào trường đại học. Biện pháp này được thực hiện dưới hình thức chuyên đề. Thời gian thực hiện: 2 buổi. Trong chuyên đề, chúng tôi thực hiện theo trình tự các bước như sau:

- Bước 1: Đặt vấn đề. Để đặt vấn đề, chúng tôi trình bày dưới dạng câu hỏi, cho thời gian để sinh viên suy nghĩ, trao đổi về câu hỏi đặt ra.

Câu hỏi là: + Tại sao nói: Cốt lõi để học tập có hiệu quả là mỗi người phải “Học cách học”?

+ Tự học sẽ mang lại lợi ích gì cho các bạn? - Bước 2: Thu thập và phân tích tổng hợp thông tin.

Sinh viên dựa vào nguồn tư liệu đã có hoặc tri thức, kinh nghiệm của họ và phân tích tổng hợp thông tin có liên quan đến vấn đề vừa đặt ra.

- Bước 3: Trên cơ sở phân tích, tổng hợp thông tin, chúng tôi giải thích và cung cấp những tri thức cơ bản về hoạt động tự học nhằm giúp sinh viên nhận thức tầm quan trọng và lợi ích của hoạt động tự học đối với cuộc sống nói chung và đối với nghề nghiệp nói riêng.

- Bước 4: Cho sinh viên rút ra những kết luận sư phạm về sự cần thiết và lợi ích của hoạt động tự học.

- Bước 5: Kiểm tra, đánh giá khả năng nhận thức của sinh viên về tự học.

Biện pháp thứ hai: Bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp tự học đúng đắn và khoa học.

a. Ý nghĩa

Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân sinh viên để hoàn thành nhiệm vụ học tập của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học -

đào tạo trong nhà trường. Tự học thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể trong quá trình nhận thức của sinh viên. Trong quá trình đó, người học hoàn toàn chủ động, độc lập, tự lực tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức dưới sự chỉ đạo, điều khiển của giảng viên. Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình, sinh viên cần tự rèn luyện phương pháp tự học, đây không chỉ là phương pháp nâng cao hiệu quả học tập mà còn là một mục tiêu quan trọng của học tập. Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu. Bồi dưỡng phương pháp tự học đúng đắn và khoa học cho sinh viên là điều rất quan trọng và cần thiết.

Rất nhiều chuyên gia về giáo dục cho rằng “người mù chữ” trong tương lai không còn là người không biết đọc nữa mà là những người không học được cách nắm bắt tri thức, không biết cách tự nghiên cứu vấn đề, không có khả năng dự đoán. Chính điều này đã yêu cầu sinh viên không những phải nắm bắt những tri thức, mà quan trọng hơn là phải biết cách học như thế nào? Phương pháp học khoa học chính là nhịp cầu dẫn đến sự thành công. Nếu sinh viên chỉ biết học một cách thụ động, không biết chủ động tìm kiếm tri thức trong công việc cũng như trong học tập sau này sinh viên sẽ gặp phải những khó khăn, thậm chí không có cách nào thích nghi với hoàn cảnh xung quanh mình. Chỉ có cách học hỏi, nắm bắt phương pháp học tập khoa học mới có thể thích ứng được với tốc độ phát triển nhanh mạnh, mới có thể đem đến được cho xã hội những cống hiến có tính sáng tạo.

b. Nội dung

Phương pháp học tập với mỗi người mỗi khác, mỗi môn học cũng không giống nhau. Sinh viên phải bắt đầu xuất phát từ thực tế, căn cứ theo tình hình của bản thân, phát huy sở trường, tìm ra phương pháp hiệu quả, đúng đắn, khoa học, thích hợp với đặc điểm của bản thân mình.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non Trường Đại học Đồng Tháp (Trang 50 - 57)