Đồng Tháp
Với phương châm lấy người học là chủ thể trong quá trình tiếp nhận bài học, phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, sinh viên đã khắc phục được lối học thụ động một chiều trong trường học, tạo ra những chuyển biến tích cực về chất lượng học tập cũng như cách học của người học. Vì vậy, trong thời gian qua, Trường ĐH Đồng Tháp cũng đã tiến hành một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên bằng nhiều cách như sau:
- Kế hoạch dạy học các học phần được công khai hoá trước sinh viên ít nhất trước 1 tháng dạy học phần đó để sinh viên có thời gian chuẩn bị tài liệu, giáo trình, nắm được mục tiêu học tập (kiến thức, kỹ năng, thái độ, cách kiểm tra, đánh giá…) giúp người học chuyển thành hoạt động của họ.
- Giảng viên chuẩn bị bài giảng một cách nghiêm túc, xác định những nội dung cơ bản, quan trọng của bài giảng, tìm hiểu sâu rộng những vấn đề liên quan. Giảm giờ dạy lý thuyết trên lớp để sinh viên tự học, tự nghiên cứu, chú trọng khâu thực hành.
- Tăng cường tổ chức semina theo nhóm, sinh viên được thảo luận những nội dung khoa học đã tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
- Bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho các giảng viên, để giảng viên có khả năng sử dụng công nghệ thông tin vào bài giảng của mình để giờ dạy sinh động và đạt hiệu quả cao hơn.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá bằng nhiều hình thức: trắc nghiệm khách quan, tự luận, vấn đáp, các bài nghiên cứu khoa học, đánh giá trong quá trình học tập trên lớp, đánh giá sự tiến bộ của sinh viên.
- Giảng viên cố vấn về tài liệu - giáo trình để Thư viện chuẩn bị và phát cho sinh viên trước khi học học phần ít nhất 1 tuần để sinh viên có thời gian nghiên cứu.
- Tổ chức biên soạn bài giảng, giáo trình theo hướng vừa cung cấp cho sinh viên một số tri thức cơ bản về khoa học bộ môn, vừa hướng dẫn sinh viên những hoạt động nghiên cứu bài học.
- Tổ chức Hội thảo khoa học về “Đổi mới phương pháp dạy học” trong giảng viên, hội thảo về “Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa
học” trong sinh viên.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trong đó có việc tăng cường đưa sinh viên xuống các cơ sở giáo dục mầm non mỗi tuần một buổi.
- Tổ chức cho giảng viên và sinh viên học tập: “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Thường xuyên tổ chức ngoại khoá, tham quan, hội thi, phong trào thi đua học tốt vào các ngày lễ lớn.
- Tổ chức cho sinh viên viết báo cáo khoa học và nghiên cứu khoa học. - Biên soạn và phát hành tài liệu Kỷ yếu Khoa học, Xuân Sư phạm lưu hành nội bộ hàng năm để giảng viên và sinh viên tham khảo và học tập.
- Mở các phòng học, phòng học bộ môn, thư viện phục vụ 7 ngày/ tuần kể cả ban đêm cho nhu cầu truy cập internet và tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
- Mở rộng dịch vụ vi tính tại Trung tâm phục vụ sinh viên, tăng thời lượng dịch vụ.
Tuy nhiên bên cạnh những cái được nêu trên, còn có nhiều điều cần đáng phải suy nghĩ và điều chỉnh, để hoạt động tự học đạt hiệu quả hơn.
- Nhà trường và khoa chưa có cơ chế và biện pháp kiểm soát việc tự học, tự nghiên cứu cũng như kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh viên và quản lý việc hướng dẫn sinh viên tự học.
- Giáo trình tài liệu học tập và tham khảo cho ngành học mầm non còn quá ít so với các ngành khác trong trường, đây cũng là nguyên nhân chưa giúp sinh viên phát huy được hiệu quả của hoạt động tự học.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa TH-MN luôn nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, sinh viên đã có sự chuyển biến về nhận thức, nhu cầu NCKH được nâng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên tham gia NCKH còn quá thấp, hoạt động NCKH của sinh viên còn gặp nhiều khó khăn: sinh viên chưa có khả năng sáng tạo trong nghiên cứu, năng lực diễn đạt kém, phải tốn một khoảng kinh phí không nhỏ, chưa nhận được sự hướng dẫn đầy đủ từ giảng viên, một số giảng viên còn thiếu kinh nghiệm trong hướng dẫn nghiên cứu…
- Việc tổ chức tự học cho sinh viên chỉ mới dừng lại ở định hướng bằng kế hoạch dạy học, bản hướng dẫn tự học, nhắc nhỡ, động viên, khuyến khích chứ chưa đi sâu tìm hiểu hướng dẫn các biện pháp tổ chức và rèn luyện thói quen, khả năng tự học để đạt hiệu quả tốt. Điều này chưa phát huy được tính tích cực của sinh viên, chưa tạo ra làn sóng phong trào tích cực tự học trong sinh viên, chất lượng học tập chưa cao.