Có kế hoạch học và thời gian biểu tự học hợp lý, khoa học và phù hợp với điều kiện của mình

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non Trường Đại học Đồng Tháp (Trang 57 - 59)

phù hợp với điều kiện của mình

Trong quá trình tự học, sinh viên sẽ gặp rất nhiều mâu thuẫn giữa khối lượng công việc phải hoàn thành và chất lượng cần đạt được; mâu thuẫn giữa khối lượng, chất lượng công việc với các điều kiện chủ quan (ý thức và trình độ tổ chức tự học, điều kiện sức khoẻ…) và các điều kiện khách quan (tài liệu, điều kiện sinh hoạt…) v.v…

Để giải quyết được các mâu thuẫn trên, đảm bảo được chất lượng tự học, sinh viên phải biết xây dựng và thực hiện kế hoạch cũng như thời gian biểu tự học khoa học và phù hợp.

Theo A.G. Môlibog, tỉ lệ thời gian học tập theo thời khoá biểu và tự học một môn học được xác định theo công thức: K= Tth/ Tng. Trong đó: Tth là thời gian tự học dành cho môn học, Tng là thời gian học tập trên lớp của môn học có giảng viên điều khiển trực tiếp. Ở năm thứ nhất của trường đại học K= 1, những năm sau K tăng lên một số lần.

Trên cơ sở quỹ thời gian nói chung và quỹ thời gian tự học nói riêng, sinh viên cần xây dựng được kế hoạch tự học và từ đó xây dựng thời gian biểu tự học để thực hiện kế hoạch tự học đó.

Khi xây dựng kế hoạch tự học và thời gian biểu tự học, sinh viên cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin của môn học. Trong quá trình học tập ở đại học, sinh viên phải học nhiều môn, kể cả các chuyên đề. Mỗi môn có vị trí và khối lượng thông tin cũng như tính chất nội dung khác nhau. Do đó, để nắm vững mỗi bộ môn, sinh viên cần phân phối cho nó một khoảng thời gian nhất định.

- Đảm bảo sự xen kẽ và luân phiên hợp lý giữa các hình thức tự học,

Trong quá trình tự học, sinh viên tiến hành lao động trí óc căng thẳng, vỏ não bị hưng phấn ở những vùng nhất định. Song học thuyết Pavlov đã chứng minh rằng, nếu một loại tác nhân kích thích kéo dài một cách đồng điệu thì dần dần nó sẽ gây một ức chế. Và như vậy, năng lực làm việc của sinh viên sẽ giảm sút, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi và thậm chí mất hứng thú học tập.

Do đó, khi sắp xếp và tiến hành hoạt động tự học, cần phải thay đổi luân phiên các dạng hoạt động tự học (từ đọc sách chuyển sang làm bài tập…), xen kẽ các bộ môn có tính chất khác nhau (từ môn tự nhiên sang môn xã hội…), xen kẽ giữa tự học và nghỉ ngơi…

- Đảm bảo tính mềm dẻo và tính thực tế của kế hoạch và thời gian

biểu tự học.

Kế hoạch và thời gian biểu tự học cần được xây dựng sao cho mềm dẻo và tính thực tế, có nghĩa là cần phân biệt những công việc có tầm quan trọng khác nhau và có tính cấp thiết khác nhau. Trong quá trình thực hiện, có khả năng hoàn thành đúng kế hoạch, đúng thời gian biểu, song cũng có những khả năng do những khó khăn nào đó về phía khách quan hay chủ quan, những công việc đề ra không thể hoàn thành đầy đủ được hoặc không theo đúng thời gian biểu được. Vì thế, sinh viên cần linh hoạt giải quyết tình huống này: Cố gắng hết sức để hoàn thành những công việc quan trọng nhất, bức thiết nhất, còn những việc khác để đến hôm sau, nếu công việc kém quan trọng thì có thể loại bỏ. Hoặc thay đổi trình tự thực hiện các công việc cho thích hợp với hoàn cảnh cụ thể.

Kế hoạch và thời gian biểu có tính mềm dẻo và tính thực tế, còn có nghĩa là mỗi sinh viên cần có kế hoạch và thời gian biểu riêng. Đó là vì mỗi sinh viên có những đặc điểm riêng về mặt nhận thức, tình cảm, ý chí cũng như những đặc điểm về sức khoẻ, về hoàn cảnh sống. Cho nên không có kế

Qui trình xây dựng kế hoạch: Thống kê công việc, xác định quỹ thời gian, xác định mục tiêu và yêu cầu cần đạt, phân phối thời gian cho từng công việc, lập bảng kế hoạch, kiểm tra tính hợp lý của kế hoạch.

Kế hoạch và thời gian biểu tự học sau khi thiết kế xong, sinh viên cần thực hiện một cách nghiêm túc. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch, cần chú ý đến các điều kiện sau đây:

- Biết cách làm việc độc lập, cố gắng vượt khó: Hoạt động tự học đòi hỏi sinh viên phải nắm được cách thức làm việc độc lập, những chính kiến phải do quá trình tự suy nghĩ, tự mình tìm ra trong chính đầu óc của mình.

- Biết tập trung tư tưởng: Khi bắt tay vào tự học, sinh viên cần tạo cho mình thói quen tập trung tư tưởng nhanh chóng, không để lãng phí thời gian, kiên quyết loại trừ các yếu tố gây nhiễu.

- Biết tận dụng thời gian: Để tiết kiệm thời gian cần làm việc một cách tự giác, khẩn trương, tổ chức ngăn nắp nơi tự học, biết tận dụng thời gian, biết hợp lý hoá công việc, tránh làm việc lề mề, không khoa học.

- Biết tự kiểm tra: Trong quá trình tự học, việc tự kiểm tra phải được thực hiện có hệ thống bằng nhiều hình thức như: Tái hiện những điều đã học theo những dàn ý, đề cương, tập trình bày cho bản thân hay người khác, làm các bài tập, trả lời các câu hỏi kiểm tra trong sách giáo khoa hoặc tài liệu.

- Biết đảm bảo các điều kiện cần thiết (chỗ học, sách - tài liệu, sự tương hổ của bạn bè…) cho tự học.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Một số biện pháp phát huy hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên mầm non Trường Đại học Đồng Tháp (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w