Dụng hành – tương thoại (The Pragma-Dialectical Approach) – PDA

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí (Trang 27)

6) Bố cục luận văn

1.1.2.4.Dụng hành – tương thoại (The Pragma-Dialectical Approach) – PDA

– PDA

Đến nửa cuối thế kỉ XX, hướng tiếp cận ngụy biện như một “lỗi logic” đã lộ ra rất nhiều nhược điểm. Điều đó khiến các nhà khoa học chú ý lại tính chất thứ hai của ngụy biện đã được Aristote đề cập: tính tương thoại (hay biện chứng); tức là ngụy biện xảy ra khi hai phe tranh luận với nhau. Cùng thời điểm đó, ngữ dụng học có những thành công vang dội (lí thuyết hành động ngôn từ, ngôn ngữ học tương tác), đã bổ trợ cho ý tưởng đi sâu vào nghiên cứu luận cứ trong hội thoại. Điển hình cho hướng tiếp cận này là hai tác giả Van Eemeren và Grootendorst của trường phái Hà Lan. Đầu tiên, hai ông cho rằng việc lập luận (argumentation) được coi như một phần của diễn ngôn lập

6 Vai trò của Hamblin quan trọng đến nỗi mà người ta đặt tên cho giai đoạn nghiên cứu ngụy biện từ sau 1970 là giai đoạn “hậu – Hamblin”

luận lí tính nhằm giải quyết sự khác biệt quan điểm. Vì thế, ở trạng thái lí tưởng nhất, các luận cứ phải nằm trong một dạng hội thoại được gọi là “thảo luận phê phán” (critical discussion). Hội thoại “thảo luận phê phán” cũng như mọi loại hội thoại khác, phải có các chặng (stage), bước (move) và quy tắc (rule). Nếu như một luận cứ vi phạm quy tắc ở một chặng nào đó, thì đó là một ngụy biện. Bằng việc đưa ra mười quy tắc và những sự vi phạm quy tắc đó, hai tác giả đã nêu ra được một số loại ngụy biện.

Tuy nhiên, vấn đề là hai tác giả đã không xây dựng được một hệ thống các loại ngụy biện, vì một loại ngụy biện có thể cùng lúc vi phạm hai đến ba quy tắc; và nhất là, các hội thoại mang tính lập luận thì không chỉ có loại thảo luận phê phán.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí (Trang 27)