Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L6)

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí (Trang 74)

6) Bố cục luận văn

3.2.3.Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L6)

Qua phân tích ngữ cảnh trên, ta thấy (L6) nằm trong một đối thoại thảo luận phê phán: trong đó một phe phản đối ý kiến của phe kia. Cụ thể ở đây là hai phe: một phe cho rằng nên giữ nguyên cái kết truyện Tấm Cám như sách

23Truy cập toàn bài tại: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-11-14-viet-lai-co-tich-tai-sao-khong-

24 Về ý kiến ủng hộ giữ nguyên truyện Tấm Cám, ví dụ như bài báo sau:

giáo khoa, và phe còn lại cho rằng nên thay đổi chi tiết đó – phe của người viết (L6).

Việc phản đối ở (L6) được thực hiện như sau: tác giả cho rằng từ trước đến nay, truyện cổ tích luôn được “kể”/ “truyền miệng” / “tạo dựng” từ đời này sang đời khác, qua mỗi đời đều có sự thay đổi nhất định cho phù hợp với thời đại đó. Vì thế đến đời này, chúng ta cũng có thể tiếp tục “sửa” truyện Tấm Cám trong sách giáo khoa sao cho nó “có tính giáo dục” cao.

Từ khóa quan trọng nhất của tác giả ở đây là “sửa” (ở phần kết luận) và các từ tương tự “kể/truyền miệng/tạo dựng/thay đổi/thêm bớt” (ở phần tiền đề), tác giả cho rằng đó là hành động “sửa” của thế hệ trước đối với truyện cổ tích. Các từ này có thực sự chỉ cùng một khái niệm hay không?

“Kể/truyền miệng”, trong ngữ cảnh là truyện cổ tích trong các thời đại trước, dùng để chỉ hành động dùng lời nói để thuật lại một câu truyện không có văn bản dạng viết cho từ người này đến người khác. Chính vì không có văn bản dạng viết chính thức nên việc kể/truyền miệng có thể tạo ra rất nhiều dị bản khác nhau tùy vào cá nhân người kể. Người kể có thể thay đổi truyện cổ tích theo ý muốn cá nhân của anh ta. Động từ thích hợp nhất ở đây là

“truyền miệng”.

Còn trong thời đại hiện nay, thì truyện “Tấm Cám” trong sách giáo khoa là một văn bản dạng viết chính thức, được cả một cộng đồng giáo dục công nhận, và không thể thay đổi truyện này theo ý muốn cá nhân của một người nào đó. Muốn “sửa” – thay đổi được truyện Tấm Cám trong sách giáo khoa lại cần các chuyên gia về văn học và giáo dục học, cũng như sự đồng ý của Bộ Giáo dục. Vì thế, ở phần kết luận không thể sử dụng từ “kể/truyền

miệng”, hay nói cách khác từ “sửa” ở phần kết luận không có mối liên hệ với từ “kể/truyền miệng” ở phần tiền đề.

Từ đó, chúng tôi thấy rằng (L6) là một luận cứ ngụy biện nước đôi vì người viết đã sử dụng nhiều từ để triển khai cùng một khái niệm, nhưng thực ra các từ đó không liên quan gì đến nhau. Việc này làm cho tiền đề không nối kết với kết luận, từ đó không làm nên một luận cứ hoàn chỉnh.

Quay lại với mạch lạc ở (L6). (L6) là một luận cứ gồm hai phần: phần kết luận ở đoạn 1 và tiền đề ở đoạn 2. (L6) có vẻ mạch lạc khi hai phần được nối kết với nhau bởi các từ khóa có liên quan đến nhau: “sửa” – “kể/truyền miệng/tạo dựng…”, theo phép duy trì chủ đề. Để đảm bảo tính mạch lạc, người đọc cần điền thêm giả định bắc cầu (G6) “Việc “sửa” hiện nay cũng giống như việc “kể/truyền miệng/tạo dựng” trước đây.”

Nhưng, như đã phân tích ở trên, hai việc – từ này không có mối liên hệ nào với nhau, nên phép duy trì chủ đề ở đây là không thực hiện được. Vì thế, người đọc sẽ khó mà quyết định thêm (G6) vào (L6) như một phần của một luận cứ mang tính logic hay một phần của hội thoại thảo luận phê phán. Chính vì sự gây khó khăn cho việc thêm giả định bắc cầu này, mà ta có thể khẳng định rằng các câu trong (L6) không mạch lạc.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí (Trang 74)