6) Bố cục luận văn
2.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L3)
Qua phân tích ngữ cảnh trên, ta thấy (L3) nằm trong một đối thoại thảo luận phê phán: trong đó một phe phản đối ý kiến của phe kia. Cụ thể ở đây là hai phe: một phe cho rằng trang phục kiểu Trung Quốc của nhân vật đóng vai Lí Công Uẩn là không mang tinh thần dân tộc Việt Nam; và phe phản đối lại quan điểm đó – ông Dương Trung Quốc, người phát biểu (L3).
Việc phản đối được thực hiện như sau: ông Dương Trung Quốc đặt lại câu hỏi với những người đưa ra ý kiến phản đối rằng họ đang mặc gì, và những người sống vào thời đó (thời vua Lí Công Uẩn) ăn mặc ra sao. Việc đặt
17 Toàn bài truy cập tại: http://laodong.com.vn/san-khau-dien-anh/hay-bat-dau-bang-viec-chan-mot-dan- ngua-13098.bld
lại câu hỏi này phỏng định rằng nếu phe kia không trả lời được thì sẽ kết luận được rằng thời đó mọi người ăn mặc theo kiểu Trung Quốc.
Cách đặt câu hỏi trên làm ta thấy nổi lên các vấn đề của ngụy biện viện đến điều bất khả tri. Đầu tiên là luận cứ này dựa trên việc phỏng định rằng vua quan thời Lí Công Uẩn mặc quần áo giống Trung Quốc chưa thể bị chứng minh là sai – do những người chỉ trích không trả lời được câu hỏi mà ông Dương Trung Quốc đặt lại với họ rằng vua quan thời đó ăn mặc thế nào [nếu không mặc giống vua quan Trung Hoa]. Vì thế, ông Quốc [ngầm] kết luận rằng thời đó vua quan đã ăn mặc như người Trung Quốc. Nhưng vấn đề là ông Dương Trung Quốc, với tư cách phản biện lại những người chỉ trích, phải có nhiệm vụ đưa ra các phản – bằng chứng chứ không phải yêu cầu phe kia đưa ra bằng chứng. Ở đây đã có một sự chuyển gánh nặng bằng chứng. Chính vì gánh nặng bằng chứng bị chuyển một cách bất hợp lí mà kết luận đã không có hiệu lực. Chúng ta có thể tái lập lại đối thoại và việc chuyển bằng chứng như sau:
Chặng 1 (stage 1) – chặng mở đầu: Một số người người chỉ trích rằng trong bộ phim “Đường tới Thăng Long”, y phục của vua Lí Công Uẩn có nhiều tình tiết giống y phục Trung Quốc, việc này không thể hiện tinh thần dân tộc – phe chỉ trích phải chịu trách nhiệm đưa ra bằng chứng – họ đã đưa ra bằng chứng về các chi tiết của bộ y phục trong phim có giống y phục Trung Hoa.
Chặng 2 (stage 2) – chặng chuyển: Ông Dương Trung Quốc phản bác lại ý kiến của phe chỉ trích bằng việc đặt câu hỏi cho phe chỉ trích rằng thời đó vua quan ăn mặc như thế nào – ông Dương Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đưa ra bằng chứng – ông Quốc đã không đưa ra bằng chứng; ông chuyển việc đưa ra bằng chứng cho phe chỉ trích (bằng việc đặt câu hỏi).
Chặng 3 (stage 3) – chặng đóng: Ông Quốc [ngầm] kết luận: vua quan thời đó ăn mặc giống Trung Quốc – do đó không thể chỉ trích bộ phim.
Chúng ta thấy ở chặng 2 là một chiến thuật xảo biện với việc cố tình dịch chuyển gánh nặng bằng chứng bằng việc đặt câu hỏi. Ông Quốc là một chuyên gia nghiên cứu lịch sử, vì thế ông có phải có trách nhiệm về mặt chuyên môn lịch sử trong việc giải quyết một vấn đề mang tính lịch sử. Nhưng trong (L3) ông đã cố tình yêu cầu khán giả - những người không có chuyên môn về lịch sử - phải trả lời một câu hỏi về lịch sử. Việc này nhằm tạo lợi thế cho ông Quốc trong việc tạo ra sự bất khả tri (không thể trả lời câu hỏi), tiếp đó tạo lợi thế để ông đưa ra kết luận. Vì thế hội thoại thảo luận phê phán này đã không đạt được mục đích do chặng 2 có chiến thuật xảo biện. Do đó, (L3) là một luận cứ ngụy biện viện đến điều bất khả tri.
(Ngoài ra trong (L3) có ngụy biện tấn công cá nhân, khi ông Quốc đặt câu hỏi rằng “họ [những người chỉ trích] đang mặc gì”. Việc người chỉ trích đang mặc gì hoàn toàn không liên quan đến luận cứ của họ, và việc đặt câu hỏi này ngầm đưa ra thông điệp rằng những người chỉ trích cũng đang mặc y phục của Trung Quốc, vì thế họ không có quyền đưa ra luận cứ chỉ trích việc ăn mặc giống y phục Trung Quốc của Lí Thái Tổ trong phim.)
Quay lại với mạch lạc ở (L3). (L3) gồm 3 câu18, trong đó câu 1 đặt ra vấn đề “Vì sao mà Lý Công Uẩn lại mặc triều phục như hệt vua phương Bắc?“, câu 3 nhằm trả lời vấn đề, câu hỏi được đặt ra ở đây là một câu hỏi không chính danh, nhằm ngầm đưa ra kết luận rằng vua Lí Công Uẩn trong lịch sử đã mặc triều phục giống hết vua Phương Bắc. Như vậy trong (L3), mạch lạc được thể hiện qua việc duy trì chủ đề. Người đọc phải điền thêm giả
định bắc cầu (G3) “Phe chỉ trích khó có khả năng trả lời câu hỏi về việc Lí Công Uẩn có mặc triều phục như thế nào”, và (G3‟) “Vì (G3) nên ông Quốc kết luận rằng vua quan thời Lí ăn mặc giống Trung Hoa thời đó.”
Nhưng như đã phân tích ở trên, (G3) khó có thể xảy ra do phe chỉ trích không có trách nhiệm phải đưa ra bằng chứng trong chặng 2 của ông Quốc. Vì thế, giả định bắc cầu (G3) khó có thể xảy ra, và (G3‟) cũng khó xảy ra do (G3) khó xảy ra. Người đọc sẽ khó mà quyết định thêm (G3) và (G3‟) vào (L3) như một phần của một luận cứ mang tính logic hay một phần của hội thoại thảo luận phê phán. Chính vì sự gây khó khăn cho việc thêm giả định bắc cầu này, mà ta có thể khẳng định rằng các câu trong (L3) không mạch lạc.