Về ngụy biện hình nhân thế mạng

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí (Trang 68)

6) Bố cục luận văn

3.1.1 Về ngụy biện hình nhân thế mạng

Người ta phạm vào lỗi lập luận Hình nhân thế mạng khi họ bỏ qua quan điểm thật sự của một ai đó, thay nó bằng một phiên bản bị bóp méo, bị thổi phồng hoặc xuyên tạc; cố tình diễn giải luận cứ của đối phương thành một thứ ngớ ngẩn để dễ dàng công kích luận điểm đó, đánh đổ luận cứ bị bóp méo đó để rồi đánh đổ cả phiên bản gốc. Kiểu “lập luận” này có dạng thức sau đây:

1. Người A đưa ra quan điểm X.

2. Người B đưa ra quan điểm Y (là một phiên bản méo mó của X). 3. Người B phản bác quan điểm Y.

4. Do đó quan điểm X là sai/ không đúng/ còn hạn chế.

Lối “lập luận” này sai logic, bởi vì công kích một quan điểm đã bị bóp méo thì không thể phản bác được bản thân quan điểm đó.

Walton còn dùng khái niệm bộ cam kết (commitment set) để phân tích ngụy biện hình nhân thế mạng. Trong đó ông định nghĩa bộ cam kết như là lập trường của người lập luận, là cái tái trình hiện quá trình phát triển luận điểm, tập hợp những tiền đề mà người lập luận tự cam kết với chính anh ta trong suốt quá trình đối thoại. Ngụy biện hình nhân thế mạng xảy ra khi phe

tấn công đã không xem xét tới bộ cam kết của đối phương mà cố tình ngụy tạo ra một luận cứ mới để tấn công luận cứ đó.

3.1.2. Luận cứ và ngữ cảnh của luận cứ

Chúng ta hãy xem xét luận cứ (L5) sau:

(L5) “Cô ca sỹ còn đưa ra bằng chứng khá ngô nghê là “Ai bảo bắt cái ô tô oằn mình chịu đủ thứ thuế, thứ phí… là sẽ giúp giảm thiểu được tai nạn giao thông, khi mà đi xe máy ở Việt Nam mới là dễ bị tai nạn nhất! Chỉ mới cách đây hơn hai tuần thôi, vào đúng ngày 8/3, chị bạn tôi vừa mất một câu con trai 10 tuổi cũng vì hai bố con chở nhau đi xe máy, bị người ta quệt phải. Còn trước đó đi ôtô thì không sao, nhưng ô tô đã phải bán vì bố mẹ cháu không chịu nổi cơn tăng giá, phí.”

Lấy ví dụ thế thì chả hóa ra chỉ có đi ôtô như Mỹ Linh mới an toàn còn những người đi xe máy đều nguy hiểm cả. Chẳng lẽ an toàn giao thông chỉ là thứ người giàu người riêng hưởng?”.21

Về ngữ cảnh của (L5), chúng tôi đã trình bày ở 2.2.2.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)