Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L5)

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí (Trang 69)

6) Bố cục luận văn

3.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L5)

Qua ngữ cảnh trên, ta thấy (L5) là một luận cứ nằm trong hội thoại thảo luận phê phán: trong đó một phe muốn bác bỏ lập luận của phe kia. Cụ thể ở đây, một phe là ca sĩ Mĩ Linh – người cho rằng việc thu phí theo đề xuất của bộ trưởng Đinh La Thăng là không hợp lí, và phe phản đối quan điểm đó – người viết (L5).

21 Truy cập tại http://www.baomoi.com/Home/AmNhac/www.petrotimes.vn/Kinh-thua-quy-co-cai-gi-cung-

Việc phản đối ở (L5) được thể hiện như sau: Mĩ Linh đưa ra một luận cứ rằng (l5) bắt ô tô đóng thuế sẽ không đảm bảo giảm thiểu tai nạn, vì xe

máy mới là loại xe dễ gây tại nạn hơn [tức là loại xe ít gây tai nạn giao thông hơn lại phải đóng nhiều phí nhằm làm giảm thiểu tai nạn giao thông, trong khi đó xe gây nhiều tai nạn giao thông lại không phải chịu nhiều loại phí]. Sau đó cô đưa ra một ví dụ về một người bạn đã bị tai nạn khi đi xe máy (trước đó người bạn này đã đi oto và chưa gặp tai nạn nào). Người viết (L5) đã phản đối luận cứ của Mĩ Linh bằng cách tái lập lại lập luận của cô dưới dạng (l5’) “chỉ có đi ôtô như Mỹ Linh mới an toàn còn những người đi xe máy đều nguy hiểm cả” [rồi tiếp tục đặt ra câu hỏi] “Chẳng lẽ an toàn giao thông chỉ là thứ người giàu người riêng hưởng?”. Thông qua câu hỏi tu từ này tác giả [ngầm] đưa ra kết luận rằng vì an toàn giao thông không chỉ là quả người giàu, nên lập luận (l5) của Mĩ Linh là sai.

Chúng tôi sẽ so sánh (l5) và (l5‟). Ở (l5), Mĩ Linh chỉ khẳng định “xe máy ở Việt Nam mới là dễ bị tai nạn nhất” mà không khẳng định rằng chỉ ô tô mới được an toàn. Ngay cả việc đưa ra một ví dụ đơn lẻ về người bạn đã không đi ô tô, chuyển sang đi xe máy dẫn đến hậu quả đứa con 10 tuổi chết, cũng không đủ để chuyển sang một kết luận mạnh như ở (l5‟) rằng “chỉ có đi ôtô như Mỹ Linh mới an toàn”. Việc này dẫn đến (l5‟) là một phiên bản rất khác với (l5).

Không chỉ vậy, (l5‟) còn phát triển thêm một ý nữa ở phần câu hỏi, khi câu hỏi tu từ này hàm ý không chỉ người giàu mới được quyền hưởng sự an toàn. Trong (l5) không hề nhắc đến vấn đề giàu – nghèo, mà chỉ nhắc đến mức độ gây ra tai nạn giao thông của hai loại phương tiện ô tô và xe máy, và việc dồn phí lên loại phương tiện ít gây ra tai nạn là sai. Trong (l5‟) lại phát triển thành “người giàu” – một chủ đề hoàn toàn không xuất hiện ở (l5), phải

chăng người viết (l5‟) đã quy hết những người đi xe ô tô là “người giàu”22

. Sau khi quy đổi như vậy, tác giả đã tạo ra một luận cứ mới rất ngớ ngẩn (silly) và dễ bị đánh đổ là “an toàn giao thông chỉ là thứ người giàu người riêng hưởng”. Thay vì tranh luận về việc thu phí phương tiện nào, tác giả lại chuyển sang phân biệt vấn đề „”giàu – [nghèo]”. Tiếp sau khi việc đánh đổ luận cứ được phiên ra từ (l5) bằng việc đặt câu hỏi tu từ, tác giả đã [ngầm] phản bác toàn bộ (l5).

Từ những điều trên, chúng tôi chỉ ra rằng (l5‟) là một phiên bản méo mó của (l5), nó không tái trình hiện lại được (l5) cũng như nó biến (l5) này một luận cứ rất dễ bị đánh đổ. Như vậy, (L5) là một luận cứ ngụy biện Hình nhân thế mạng, trong đó mục đích đối thoại của đối thoại thảo luận phê phán đã không đạt được do trong chặng thoại của mình, tác giả đã có chiến thuật xảo biện nhằm đổi chủ đề của đối thoại, từ đó dẫn đến việc tác giả đã không trực tiếp phản bác phe còn lại.

(Đó là chưa kể trong (L5) có dấu hiệu của loại ngụy biện “tấn công cá nhân” khi tác giả có hàm ý tấn công cá nhân “chỉ có đi ôtô như Mỹ Linh”.

Việc Mĩ Linh đi ô tô trong ngữ cảnh này không liên quan đến luận cứ của cô về vấn đề thu phí ô tô. Cũng như việc tác giả cố tình đẩy (l5) biến thành vấn đề giàu – nghèo nhằm tấn công cá nhân vào Mĩ Linh với đặc điểm cô là một ca sĩ có thu nhập cao.)

Quay trở lại với tính mạch lạc ở (L5). Như đã phân tích ở trên, (L5) gồm hai phần: luận cứ (l5) và luận cứ (l5‟). Luận cứ này có vẻ là mạch lạc thông qua việc tác giả sử dụng cụm từ “lấy ví dụ thế thì chả hóa ra” để cho

22 Ngay bản thân sự quy đổi này cũng sai, vì không có gì chắc chắn chỉ người giàu mới đi ô tô, ví dụ như người lái taxi vẫn đi ô tô dù anh ta giàu hay nghèo.

thấy (l5‟) là một cách diễn giải của (l5); tức là tác giả đã thực hiện việc duy trì chủ đề. Để đảm bảo tính mạch lạc của (L5), người đọc cần phải điền thêm giả định bắc cầu (G5) “(l5‟) là một cách giải thích (l5)”

Nhưng qua phân tích trên, (l5‟) hoàn toàn không phải một phiên bản khác của (l5); (l5) không có chung chủ đề với (l5‟) vì thế trong (L5) không thể thực hiện việc duy trì chủ đề. Vì thế, người đọc sẽ khó mà quyết định thêm

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)