Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L7)

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí (Trang 78)

6) Bố cục luận văn

3.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L7)

25 Truy cập toàn bài tại: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-03-03-chiec-roi-hoc-duong-tai-sao-

Qua ngữ cảnh trên, ta thấy (L7) là một luận cứ nằm trong hội thoại thảo luận phê phán: trong đó một phe muốn bác bỏ lập luận của phe kia. Cụ thể ở đây, một phe là những người cho rằng việc sử dụng hình phạt bằng vũ lực (mà hình ảnh tượng trưng ở đây là “chiếc roi”) là không hợp lí, không đúng với “nghiệp vụ sư phạm”, không đúng với “nguyên tắc chuẩn” trong giáo dục; và phe phản đối lại quan điểm đó – người viết (L7).

Việc phản đối được thực hiện qua (L7) như sau: tác giả so sánh việc đánh học sinh của cô giáo với việc người chủ phải đánh con trâu chưa được thuần để nó không phá lúa mạ của người khác. Khi con trâu được thuần rồi thì chiếc roi (hình phạt) là không cần thiết nữa. Việc sử dụng bạo lực trong việc nuôi trâu là hợp lí, vì thế việc sử dụng bạo lực trong giáo dục học sinh (tát học sinh) cũng là hợp lí.

Ở đây tác giả đã so sánh hai việc ít nhiều có nét tương đồng để rút ra kết luận, vì thế đây là một luận cứ loại suy. Thế nhưng ta sẽ xem xét sự tương đồng đó có đủ để rút ra kết luận hay không. Sự tương đồng ở đây là việc sử dụng hình phạt có tính bạo lực (qua hình tượng cái roi) trong việc “đối xử” với con trâu và với học sinh. Rõ ràng là việc thuần hóa trâu và việc giáo dục học sinh là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, với đối tượng khác nhau về bản chất con trâu – học sinh, với mục đích khác nhau thuần hóa – giáo dục. Việc thuần hóa một con vật diễn ra trong thời gian ngắn với mục đích cụ thể, còn việc giáo dục một học sinh là cả một quá trình dài với rất nhiều mục tiêu trừu tượng. Chính vì thế việc cho rằng sử dụng hình phạt có tính bạo lực trong hai lĩnh vực này có những đặc điểm và hệ quả giống nhau là một cách lập luận không có hiệu lực, vì nó không thể dẫn dắt đến một kết luận nào hợp lí cả. Từ đó, chúng tôi cho rằng (L7) là một luận cứ ngụy biện loại suy sai.

Quay lại với tính mạch lạc trong (L7). (L7) gồm hai đoạn, trong đó đoạn đầu tác giả chỉ ra rằng trong giáo dục cũng cần có “biện pháp truyền thống,” tức là “dùng đến chiếc roi” trong giáo dục – [“chiếc roi” cũng là một hình tượng được tác giả sử dụng xuyên suốt trong bài viết nhằm chỉ biện pháp sử dụng hình phạt mang tính bạo lực như một biện pháp giáo dục thích hợp trong trường học]. Ở đoạn thứ hai, tác giả tiếp tục sử dụng hình ảnh chiếc roi, trong việc thuần hóa trâu. Tác giả chỉ ra tính hiệu quả của biện pháp này “con trâu đã thuần”, và khi đó người ta sẽ không phải dùng tới chiếc roi nữa. Như vậy luận cứ này có vẻ như là mạch lạc với việc lặp từ vựng “chiếc roi” và tác giả đã duy trì chủ đề về biện pháp “dùng đến chiếc roi” để chỉ ra tính hợp lí của nó. Người đọc cần thêm cần phải thêm giả định bắc cầu (G7) “Việc sử dụng roi trong thuần trâu và sử dụng roi trong giáo dục học sinh có liên quan đến nhau” để đảm bảo tính mạch lạc cho (L7), trong đó đoạn hai như là phần giải thích cho ý kiến trong đoạn một.

Nhưng như đã chỉ ra ở trên, việc sử dụng roi trong đoạn một và đoạn hai hoàn toàn không liên quan đến nhau, đây chỉ là một phép loại suy sai trong việc so sánh chiếc roi (từ đó dẫn đến việc đoạn hai không thể giải thích được cho đoạn một). Vì thế, người đọc sẽ khó mà quyết định thêm (G7) vào (L7) như một phần của một luận cứ mang tính logic hay một phần của hội thoại thảo luận phê phán. Chính vì sự gây khó khăn cho việc thêm giả định bắc cầu này, mà ta có thể khẳng định rằng các câu trong(L7) không mạch lạc.

3.3.4. Mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong luận cứ Analogy

Qua việc xem xét (L7), ta thấy rằng một luận cứ loại suy sẽ là mạch lạc nếu như hai sự vật hiện tượng được so sánh có mối tương quan nhất định, từ đó

người đọc/nghe có thể dễ dàng tạo ra giả định bắc cầu rằng do hai sự vật hiện tượng đó có sự giống nhau ở một (vài) mặt nên có thể có sự giống nhau ở mặt (vài) mặt khác. Và các câu trongluận cứ ngụy biện loại suy sai sẽ không mạch lạc, do sự giống nhau của hai sự vật hiện tượng đó ít đến nỗi mà không đủ để làm thành một giả định bắc cầu rằng chúng có thể sẽ giống nhau ở một (vài) mặt khác.

Tóm lại, một luận cứ ngụy biện kiểu loại suy sai chứa các câu không mạch lạc.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)