Khoa học logic cận đại

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí (Trang 25)

6) Bố cục luận văn

1.1.2.2.Khoa học logic cận đại

Tiếp đến giai đoạn Phục hưng cho đến thế kỉ XIX, cũng với sự phát triển của khoa học duy lí, chủ thuyết duy nghiệm, tầm quan trọng của logic được khôi phục, các nghiên cứu về ngụy biện đã đạt được những bước tiến rất quan trọng. Phải kể đến những nhà tư tưởng hàng đầu của Anh đã có nghiên cứu về ngụy biện như J.Mill4, J.Locke5,… Các nhà logic học thời kì này nhấn mạnh rằng ngụy biện là một lỗi logic, và họ xa rời dần ý tưởng ngụy biện có tính tương thoại hay biện chứng như thời Aristote.

Công trình quan trọng trong thời gian này phải kể đến tác phẩm “Elements of logic” của Whatley. Ông là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “fallacy” (trong tiếng Anh) để chỉ khái niệm “ngụy biện” trong logic học hiện đại, cũng như nỗ lực nghiên cứu một cách có hệ thống về “ngụy biện”. Whatley cho rằng việc nhận diện ngụy biện nằm ở mối liên kết giữa tiền đề (premise) và kết luận (conclusion), và không nằm ở hoặc tiền đề hoặc kết luận. Ông cho rằng ngụy biện vi phạm các luật của diễn dịch và có thể dùng mô hình tam đoạn luận để kiểm chứng. Chính vì cách tiếp cận này, mà Whatley đã chia ngụy biện làm hai loại chính là: ngụy biện logic (khi tiền đề có dẫn tới kết luận) và ngụy biện phi logic (tiền đề không dẫn tới kết luận). Trong ngụy biện logic, có loại ngụy biện thuần logic (các lập luận không hiệu lực vì chứa lỗi diễn dịch) và loại ngụy biện cận logic (các lập luận không hiệu

3 Về lịch sử nghiên cứu ngụy biện tại các Ấn Độ và A Rập, có thể tham khảo đầy đủ trong Hamblin, 1970. Fallacies. London: Methuen

4 John Stuart Mill, On System of Logic

lực do mặt kiến thức siêu logic - extralogical knowledge), hay là các kiến thức về nghĩa của thuật ngữ - knowledge of the meaning of terms). Trong ngụy biện phi logic, có loại lỗi ở tiền đề - do tiền đề sai hoặc giả thuyết không chính đáng, và loại lỗi ở kết luận – kết luận không quan thiết. Tổng kết lại, ông phân ngụy biện làm 17 kiểu ngụy biện chính.

Mill, triết gia duy nghiệm hàng đầu người Anh, đứng từ quan điểm cho rằng logic là vấn đề của bằng chứng (proof) nên ông cho rằng ngụy biện liên quan đến sức nặng bằng chứng (streng of the evidence). Điểm đáng chú ý là ông cho rằng ngụy biện không liên quan đến tương thoại hay biện chứng, vì thế cần phân biệt ngụy biện với lỗi đạo đức (moral failings) trong việc sử dụng luận cứ. Tổng kết lại Mill chia ngụy biện thành (1) ngụy biện quan sát (fallacies of observation), (2) ngụy biện tổng quát (fallacies of generalization), (3) ngụy biện lí luận (fallacies of ratiocination), (4) ngụy biện rối loạn (fallacies of confusion).

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí (Trang 25)